Pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics- Cập nhật năm 2024

Hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nó tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng; là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra; đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Như vậy, bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần thiết có sự xuất hiện của hợp đồng. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics- Cập nhật năm 2023.

Commercial Law
Pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics- Cập nhật năm 2023

1. Hợp đồng dịch vụ logistics phải được thể hiện bằng văn bản?

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia hợp đồng, theo đó một bên được gọi là bên cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán từ bên mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện dịch vụ cho đó là bên sử dụng dịch vụ hay còn được gọi là khách hàng thì bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận (quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Theo đó, hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa giữa bên làm dịch vụ với khách hàng, theo đó, bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa để nhận thù lao dịch vụ.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics, do đó, hợp đồng dịch vụ logistics có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể (theo khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại năm 2005).

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các thỏa thuận, hợp đồng dịch vụ logistics thường được xác lập dưới hình thức văn bản. Đặc biệt, đối với những trường hợp vận chuyển hàng hoá từ khu vực thuế quan này sang một khu vực thuế quan khác, hợp đồng dịch vụ logịstics là cơ sở để thương nhân kinh doanh tiến hành các thủ tục hải quan cần thiết.

Như vậy, có thể xác lập hợp đồng dịch vụ logistics thông qua lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, tuy nhiên, các bên nên ưu tiên lựa chọn hình thức văn bản.

2. Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics

Về cơ bản, hợp đồng dịch vụ logistics cần đảm bảo các nội dung chính sau đây:

- Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ thực hiện;

- Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ;

- Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng;

- Thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ;

- Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics

3.1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây theo quy định tại Điều 235 Luật Thương mại năm 2005:

- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;

- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây theo Điều 236 Luật Thương mại:

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

- Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;

- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;

- Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.

Trên đây là nội dung Pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics - Cập nhật năm 2023. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo