Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp và gửi đến quý đọc giả thông tin về phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.

Phân Tích Cơ Cấu Tài SảnPhân tích cơ cấu tài sản

1. Cơ cấu tài sản là gì?

Cơ cấu tài sản (trong tiếng Anh là assets structure) là tỷ trọng tất cả các loại tài sản mà công ty, doanh nghiệp đang nắm giữ, được thể hiện trong bảng tổng kết tài sản của công ty.

Tùy thuộc vào ngành nghề và phương thức hoạt động của doanh nghiệp mà số cơ cấu tải sản trong từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Ví dụ như các doanh nghiệp lớn và hiện đại sẽ có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn các doanh nghiệp nhỏ lẻ, ngược lại những doanh nghiệp bán lẻ sẽ có tỷ trọng của tài sản lưu động lớn hơn.

Việc nắm rõ và hiểu rõ được cơ cấu tài sản giúp giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn và chính xác hơn về các nguồn tài chính hợp lý, đặc biệt như trong việc cân đối giữa nợ ngắn hạn cùng với dài hạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý tài sản để dễ dàng trong việc quản lý các tài sản của doanh nghiệp.

2. Mục đích của việc phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp có rất nhiều mục đích, tuy nhiên sẽ có 3 mục đích chính, cụ thể như sau:

2.1. Mục đích đối với doanh nghiệp

Khi phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ biết được cách để giảm thiểu các rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó, sẽ đưa ra quyết định thích hợp dựa vào việc đánh giá sự hợp lý trong quá trình thay đổi các kết cấu của tài sản.

2.2. Mục đích đối với chủ nợ

Chủ nợ thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản mới có thể đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. Nếu cơ cấu tài sản của doanh nghiệp hợp lý, chủ nợ sẽ suy nghĩ và đưa ra quyết định xem nên cho vay bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu. Từ đó, chủ nợ đánh giá thông qua việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đó có đúng mục đích và có hiệu quả hay không.

2.3. Mục đích đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư sẽ dựa vào cơ cấu của doanh nghiệp để quyết định xem mình có nên đầu tư cho doanh nghiệp đó hay không? Nếu đầu tư thì có phát sinh lợi nhuận hay không? Lợi nhuận có đạt tối đa hay không? Có những rủi ro nào xảy ra hay không? Qua việc phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định phù hợp.

3. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ra sao?

Phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp so sánh được tỷ số vốn tổng hợp của cuối kỳ so với đầu năm. Bên cạnh đó, bạn cần xem xét từng khoản vốn và tài sản của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu trong tổng số đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công thức tính hệ số tài sản sẽ được tính như sau:

Cơ cấu tài sản doanh nghiệp = Giá trị của từng loại tài sản / Tổng tài sản doanh nghiệp

Trong đó, giá trị của từng loại tài sản bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Dưới đây là các chỉ tiêu phân tích cơ cấu cụ thể về tài sản doanh nghiệp.

3.1. Tiền trên tổng tài sản

Nếu doanh nghiệp của bạn có chỉ tiêu về tiền trên tổng tài sản càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán rất tốt.

Tuy vậy nếu con số tiền/ tổng tài sản quá lớn, dẫn đến việc doanh nghiệp đó dự trữ quá nhiều tiền tài, đây có thể xem là quá lãng phí đối với nguồn vốn. Cũng bởi tiền trong cơ cấu tài sản đang dự trữ nên sẽ không thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nên lợi nhuận cùng doanh thu cho doanh nghiệp.

3.2. Hàng tồn kho trên tổng số tài sản

Nếu chỉ tiêu hàng tồn kho trên tổng số tài sản của doanh nghiệp càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó tích trữ quá nhiều hàng tồn kho. Đây cũng xem là việc lãng phí nguồn vốn, bởi trên hết, vốn đang ở trong hàng tồn kho không thể quay vòng để phát sinh doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp đó.

Tuy vậy, nếu chỉ tiêu hàng tồn kho lớn cùng có ưu điểm nhất định, đó là giúp doanh nghiệp đó tránh được tình trạng hết hàng trong kho và sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, sẽ không xảy ra tình trạng thiếu hàng trong kho dẫn đến mất khách.

3.3. Nợ phải thu trên tổng số tài sản

Chỉ tiêu nợ phải thu lớn hơn tổng tài sản, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang bị khách hàng chiếm dụng nguồn vốn của mình.

Tuy vậy, nếu nợ phải thu cao thì doanh nghiệp đó đã rất biết cách áp dụng các chính sách bán hàng linh hoạt cho khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhanh hơn.

3.4. Tài sản cố định trên tổng số tài sản

Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản quá cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang có những hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình, có sự đầu tư khá ổn định trong tương lai và đòn bẩy kinh doanh tương đối cao.

Tuy vậy, nếu doanh nghiệp đó đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là khá lớn.

4. Phân tích hệ số đầu tư dựa trên phân tích cơ cấu tài sản

Đối với cơ cấu tài sản, ngoài việc xét theo các tỷ trong đầu kỳ với cuối năm thì cần xem xét tỷ trọng đầu tư trong từng loại tài sản một để theo dõi tỷ số biến động của chúng để phân bổ một cách hợp lý hơn. Đánh giá này sẽ dựa vào tính chất kinh doanh và tình hình biến động của các bộ phận. Ngoài ra, phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp biết được hệ số đầu tư:

Hệ số đầu tư cho doanh nghiệp = Tài sản cố định đã và đang đầu tư / Tổng số tài sản doanh nghiệp

Trong đó, tài sản cố định đã và đang đầu tư sẽ được lấy từ các chỉ tiêu như: Tài sản cố định, chi phí xây dựng dở dang và chỉ tiêu tổng tài sản dựa vào bảng cân đối kế toán.

Cụ thể, chỉ số hệ số đầu tư sẽ phản ánh tính trạng cơ sở vật chất của doanh nghiệp và máy móc thiết bị trong doanh nghiệp đó. Đồng thời, nó cũng phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp và khả năng phát triển về lâu dài của doanh nghiệp đó.

Trị số này cũng sẽ tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Hệ đầu tư được coi là hợp lý nếu các ngành đạt trị số như dưới đây:

- Trị số đầu tư trong ngành công nghiệp luyện kim: 0,7

- Trị số đầu tư trong ngành khai thác và chế biến dầu mỏ: 0,9

- Trị số đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến: 0,1

Còn đối với các ngành doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động thương mại, trị số này sẽ biến động theo từng ngành kinh doanh và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Và với việc phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp, cần xem xét biến động của từng tài sản cụ thể để đánh giá tình hình hợp lý của biến động.

Ví dụ như với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cần đảm bảo đủ số lượng hàng tồn kho để duy trì hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, tránh tình trạng ứ đọng sản xuất. Hoặc đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, cần đảm bảo hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số hàng tồn kho.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về phân tích cơ cấu tài sản. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo