Trong hôn nhân, ly hôn là một quyết định quan trọng và thường khó khăn. Có hai hình thức ly hôn phổ biến là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, mỗi loại có những đặc điểm và quy trình pháp lý riêng. Hãy cùng ACC phân biệt giữa thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn giúp các bên lựa chọn phương thức phù hợp, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân trong quá trình ly hôn.
I. Thuận tình ly hôn là gì?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn thuận tình như sau:
" Điều 55. Ly hôn thuận tình
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Theo quy định, thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn với sự tự nguyện và đã đạt được thỏa thuận về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái. Khi đó, tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
II. Thế nào là đơn phương ly hôn?
Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ chồng hoặc 1 trong các bên không đồng thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản. Đơn phương ly hôn bản chất là vụ án dân sự, giải quyết các tranh chấp liên quan đến tất cả hoặc 1 trong các vấn đề: Quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản chung, giải quyết nợ chung…. Đơn phương ly hôn kết thúc bằng bản án có hiệu lực của Tòa án.
>> Tham khảo thêm thông tin tại Quy định của pháp luật về công nhận thuận tình ly hôn
III. Điểm giống nhau giữa ly hôn thuận tình và đơn phương ly hôn là gì?
Bởi đều là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn có những điểm giống nhau cơ bản như sau:
- Hậu quả cuối cùng đều là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng.
- Hồ sơ và giấy tờ cần thiết khi thực hiện hai thủ tục này về cơ bản giống nhau, bao gồm:
- Đơn yêu cầu ly hôn
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
- CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), đăng ký xe, sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).
- Vợ chồng đều phải có mặt khi làm thủ tục và không được ủy quyền cho người khác.
Trình tự và thủ tục được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
IV. Sự khác nhau giữa thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn?
Tiêu chí |
Ly hôn đơn phương |
Ly hôn thuận tình |
Căn cứ |
Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình |
Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình |
Định nghĩa |
Ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân khi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. |
Ly hôn thuận tình là việc hai vợ, chồng cùng tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, nuôi con. |
Bản chất |
Vụ án dân sự. |
Vụ việc dân sự. |
Người yêu cầu ly hôn |
– Vợ hoặc chồng; – Cha, mẹ, người thân tích khác nếu một bên bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi và là nạn nhân bạo lực gia đình do người kia gây ra. |
Hai vợ chồng cùng yêu cầu. |
Thẩm quyền |
Tòa án cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án cấp tỉnh. |
Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án cấp tỉnh thực hiện. |
Mẫu đơn |
Mẫu số 23-DS-Đơn khởi kiện |
Mẫu số 01-VDS-Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự |
Hạn chế quyền ly hôn |
Chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. |
Pháp luật không hạn chế việc các bên cùng thỏa thuận về thuận tình giải quyết ly hôn và các vấn đề liên quan. |
Thời gian |
Từ 04 – 06 tháng, kể từ khi tòa thụ lý. |
Từ 02 – 03 tháng, kể từ khi tòa thụ lý. |
Kết quả |
Bản án ly hôn. |
Quyết định ly hôn. |
V. Câu hỏi thường gặp
1. Điều kiện để được thuận tình ly hôn là gì?
Cả hai vợ chồng phải đồng ý ly hôn và đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản, nuôi dưỡng con cái và các vấn đề khác liên quan.
2. Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn có khác nhau không?
Không, cả hai trường hợp đều do tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) giải quyết, tùy thuộc vào nơi cư trú và các yếu tố liên quan khác.
3. Thuận tình ly hôn có cần sự hiện diện của cả hai bên tại tòa án không?
Có, cả hai vợ chồng phải có mặt khi làm thủ tục thuận tình ly hôn và không được ủy quyền cho người khác.
Tóm lại, phân biệt giữa thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy trình và điều kiện pháp lý liên quan. Thuận tình ly hôn đòi hỏi sự đồng thuận và thỏa thuận của cả hai bên, trong khi đơn phương ly hôn chỉ cần một bên yêu cầu dựa trên các căn cứ pháp lý nhất định. Cả hai hình thức đều nhằm mục đích chấm dứt quan hệ hôn nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và công bằng cho các bên liên quan.
Nội dung bài viết:
Bình luận