Phân biệt sổ hồng, sổ đỏ, sổ trắng, sổ xanh

1. Sổ đỏ

sổ đỏ

- Màu sắc: Bìa sổ có màu đỏ

- Tên gọi pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Căn cứ cấp sổ: Sổ đỏ được cấp căn cứ theo Nghị định 64-CP; Thông tư 346/1998/TT-TCĐC cho nhiều loại đất, cụ thể là:

+ Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất ở thuộc khu vực nông thôn, đất chuyên dùng các loại.

+ Các thửa đất có công trình nhưng không phải là nhà ở, thửa đất ở chưa có nhà hoặc nhà tạm thuộc nội thành phố, nội thị xã, thị trấn.

- Trong thực tế, chúng ta có thể gặp 2 loại số đỏ như sau:

Mẫu sổ đỏ 1, chỉ có đất:

sổ đỏ

Mẫu số đỏ 2 là có cả đất và tài sản gắn liền với đất được cập nhật vào sổ.

so-do-co-ts

Như đã nói ở trên, với đặc điểm là gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp… nên  đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình theo mẫu 1.

Phân biệt sổ đỏ cấp cho hộ gia định và sổ đỏ cấp cho cá nhân:

+ Đối với sổ cấp cho hộ gia đình trước đây mà chỉ ghi mình tên chủ hộ thì tất cả các thành viên của hộ có tên trên hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ sẽ có chung quyền sở hữu, con sinh sau thời điểm cấp sổ thì sẽ không có quyền sử dụng đất.

Vì vây, khi thực hiện các quyền chuyển nhượng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của những thành viên có chung quyền sở hữu.

+ Đối với sổ cấp cho cá nhân, nhóm cá nhân thì chỉ những cá nhân có tên trên sổ mới có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.

- Thẩm quyền cấp như sau:

+ UBND cấp huyện: Ký duyệt để cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và làm nhà ở thuộc nông thôn.

+ UBND cấp tỉnh sẽ ký duyệt để cấp sổ đỏ cho các chủ sử dụng đất là:

  • Các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào các mục đích;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam;
  • Hộ gia đình và cá nhân sử dụng các loại đất thuộc nội thành phố, nội thị xã, thị trấn, đất chuyên dùng thuộc khu vực nông thôn.

Căn cứ pháp lý: Mục IV  Thông tư 346/1998/TT-TCĐC

2. Sổ hồng (mẫu cũ)

- Màu sắc: Bìa sổ có màu hồng

- Tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

Sổ hồng cũ cũng được quy định nhiều mẫu khác nhau ở từng giai đoạn:

Mẫu 1, là mẫu được cấp theo Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994  và được cấp cho đất ở tại khu vực đô thị.

Trên GCN thể hiện đầy đủ thông tin về chữ sở hữu nhà ở, đất ở và thực trạng nhà ở, đất ở.

sổ hồng

Mẫu 2, là mẫu được cấp theo theo Điều 44 Nghị định 90/2006/NĐ-CP sau khi Luật Nhà ở 2005 ra đời và cấp cho trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

so-hong-cu-2-2

3. Sổ xanh

So-xanh

- Tên gọi pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp.

- Đặc điểm: Loại sổ này là loại sổ có thời hạn

- Cơ quan cấp: Do lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng.

Lâm trường sẽ thu hồi trong trường hợp địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.

4. Sổ trắng

Cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể “sổ trắng” là một trong những loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật thì để bảo vệ quyền lợi cho người dân nhiều địa phương đã xem “sổ trắng” là một trong những loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003. 

Sổ trắng có một số tên gọi pháp lý như: văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…

sổ trắng

5. Sổ hồng (mẫu mới hiện hành)

so-hong-moi

- Màu sắc: Bìa sổ có màu hồng đậm

- Tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Để thống nhất trong việc quản lý cấp giấy chứng nhận thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP và sau đó thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009.

Theo đó từ ngày 10/12/2009, người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận mẫu mới có tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Sổ mẫu mới có thể chứng nhận các nội dung sau đây cho mọi đối tượng đủ điều kiện:

+ Chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

+ Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

+ Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

- Thẩm quyền cấp sổ

Ở thời điểm hiện tại thì thẩm quyền cấp sổ mẫu mới này được quy định theo 2 nhóm là đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai. Cụ thể như sau:

** Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai

(1) Sở TNMT sẽ cấp sổ mẫu mới đối với Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản đã từng được cấp các loại giấy trước đây như Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi họ:

- Thực hiện các quyền của chủ sở hữu dẫn đến phải cấp mới Giấy chứng nhận .

- Đề nghị Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

(Khoản 3 Điều 105 Luật đất đai 2013)

Tùy vào điều kiện cụ thể tại địa phương mà UBND tỉnh sẽ quy định cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng nêu trên và được sử dụng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Mọi người cũng hỏi:

Câu hỏi 1: Sổ đỏ là gì?

Trả lời: Sổ đỏ là một tài liệu chính thức và pháp lý do cơ quan nhà nước cấp để chứng nhận quyền sở hữu đối với một tài sản bất động sản như đất đai hoặc căn nhà. Sổ đỏ chứa các thông tin quan trọng về chủ sở hữu, diện tích, vị trí, giới hạn của tài sản và thể hiện quyền sở hữu hợp pháp.

Câu hỏi 2: Sổ hồng là gì?

Trả lời: Sổ hồng là một tên gọi khác của sổ đỏ, thường được sử dụng ở một số nơi hoặc trong một số ngữ cảnh cụ thể. Đây là một tài liệu quan trọng để xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng về tài sản bất động sản.

Câu hỏi 3: Sổ đỏ và sổ hồng có tác dụng gì?

Trả lời: Sổ đỏ và sổ hồng có các tác dụng quan trọng như:

  • Chứng nhận quyền sở hữu: Đây là tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bất động sản, như đất đai hoặc căn nhà.
  • Bảo vệ pháp lý: Sổ đỏ/sổ hồng giúp bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu trước pháp luật và trong các giao dịch bất động sản.
  • Giao dịch và chuyển nhượng: Sổ đỏ/sổ hồng cần thiết cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê và thế chấp tài sản bất động sản.
  • Thừa kế và di chúc: Sổ đỏ/sổ hồng có vai trò quan trọng trong việc thừa kế tài sản bất động sản và thực hiện di chúc.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để có được sổ đỏ hoặc sổ hồng?

Trả lời: Để có được sổ đỏ hoặc sổ hồng, bạn cần thực hiện các bước sau:

  1. Thu thập tài liệu: Thu thập các giấy tờ liên quan như hợp đồng mua bán, chứng từ chuyển nhượng, giấy tờ tùy thân và các tài liệu khác.
  2. Nộp đơn đăng ký: Điền đơn đăng ký cấp sổ đỏ/sổ hồng tại cơ quan quản lý đất đai hoặc cơ quan đăng ký địa chỉ.
  3. Xác minh thông tin: Cơ quan chức năng sẽ thực hiện kiểm tra thông tin và xác minh tính hợp lệ của giao dịch và quyền sở hữu.
  4. Thanh toán phí: Thanh toán các khoản phí liên quan đến việc cấp sổ đỏ/sổ hồng và các thủ tục liên quan.
  5. Chờ xử lý: Chờ đợi thời gian xử lý hồ sơ và cấp sổ đỏ/sổ hồng.
  6. Nhận sổ đỏ/sổ hồng: Khi sổ đỏ/sổ hồng đã sẵn sàng, bạn có thể đến cơ quan để nhận tài liệu chứng nhận quyền sở hữu.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo