Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm “xây dựng trái phép”. Dựa trên quy định tại Điều 12 Luật xây dựng 2014 có thể hiểu, xây dựng trái phép là hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xây dựng trai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về phản ánh xây dựng trái phép thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
phản ánh xây dựng trái phép
1. Thế nào là xây dựng sai phép, trái phép?
2. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
3. Xử phạt với hành vi xây dựng không có giấy phép
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định về xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng có không giấy phép xây dựng được quy định tại Điều15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo:
+ Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
- Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép để xây dựng mới:
+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
- Đối với trường hợp tổ chức thi công mà không có giấy phép xây dựng:
+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
- Đối với công trình được miễn cấp phép xây dựng:
Bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu xây dựng không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Chủ đầu từ còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp:
+ Công trình xây dựng sai cốt.
+ Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng.
+ Thi công xây dựng công trình trái với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền được duyệt.
+ Lấn chiếm, cơi nới diện tích, không gian làm ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan tổ chức đang sử dụng, quản lý, hoặc ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu vực sinh hoạt chung.
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình bảo vệ quốc phòng an ninh, hành lang an toàn thông, hoặc cố tình thi công xây dựng ở nơi đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét.
- Đối với trường hợp đã bị xử phạt về xây dựng trái nội dung trên giấy phép, hoặc không có giấy phép mà còn tái phạm:
+ Đối với trường hợp công trình là nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra nếu tái phạm chủ đầu tư còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng trong thời hạn 12 tháng (nếu có).
- Các công trình xây xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép có thể bị áp dụng biện pháp yêu cầu khắc phục hậu quả:
+ Đối với công trình đã hoàn tất xây dựng thì bị buộc tháo dỡ công trình, và phần công trình vi phạm.
+ Đối với trường hợp công trình đang thi công thì bị lập biên bản xử phạt và yêu cầu dừng thi công công trình sai phạm.
4. Phản ánh xây dựng trái phép
Sở Xây dựng TP vừa thông báo công khai đường dây nóng của sở để người dân, tổ chức phản ánh trực tiếp các vụ việc liên quan đến xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn TP.
Đó là các số điện thoại: 08- 9326214, 9327765, 9326769 và 9320575 (đường dây nóng của Thanh tra Xây dựng cơ động).
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Đỗ Phi Hùng cho biết, sở đã bố trí cán bộ trực đường dây nóng 24/24 để tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân để thông báo kịp thời đến đơn vị có chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý. Sau đó sở sẽ thông báo kết quả xử lý cho người dân và tổ chức phản ánh.
Trên đây là một số thông tin về phản ánh xây dựng trái phép. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận