Phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận là gì?

Bảo lãnh là một trong những hoạt động phổ biến hiện nay; đặc biệt là trong hoạt động vay tín dụng tại các ngân hàng. Tuy nhiên bảo lãnh là gì và những quy định liên quan về bảo lãnh không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về bảo lãnh hãy cùng ACC tìm hiểu thêm về Phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận là gì? qua bài viết dưới đây.

Hop Dong Thuong Mai 0607160407
Phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận là gì?

1. Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh theo quy định của BLDS là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định tại Điều 335 BLDS 2015 thì bảo lãnh được nói như sau:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh); sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ; (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ;mà bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Quy định chi tiết về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo quy định Điều 44 Nghị định 12/2021/NĐ-CP thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:

a) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;

b) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;

c) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;

d) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;

đ) Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;

e) Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.

Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận; thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.

Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh; thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận; hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.

3. Phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận là gì?

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bảo lãnh được thực hiện trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”
.

Khi xác lập quan hệ bảo lãnh các bên có thể thỏa thuận phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ nghĩa  vụ. Toàn bộ nghĩa vụ có thể là nghĩa vụ gốc hoặc nghĩa vụ gốc và nghĩa vụ phát sinh từ nghĩa vụ gốc như tiền lãi, chi phí bồi thường thiệt hại, tiền phạt. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc công việc phải thực hiện có thể chia làm nhiều phần để thực hiện, thì bên bảo lãnh có thể thỏa thuận bảo lãnh một phần nghĩa vụ.

Nếu không có thỏa thuận thì theo quy định của pháp luật phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ, trong đó bao gồm nghĩa vụ gốc và các nghĩa vụ phát sinh. Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tiền, thì thông thường sẽ phát sinh tiền lãi trên nợ gốc, bên bảo lãnh phải bảnh lãnh cả phần tiền lãi đó. Theo nguyên tắc, trong một quan hệ pháp luật dân sự, bên nào vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Theo đó, nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ trong thời hạn bảo lãnh, thì bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm bảo lãnh cả phần trách nhiệm phát sinh đó như: tiền phạt, bồi thường thiệt hại (nếu gây thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh), lãi trên số tiền chậm trả.

Biện pháp bảo lãnh thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài sản đảm bảo, mà họ cũng không thể sử dụng tài sản của người khác để bảo đảm, vì theo nguyên tắc tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Vì vậy, trong quan hệ bảo lãnh, bên thứ ba đứng ra cam kết với bên có quyền về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ, nếu bên có nghĩa vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc bên bảo lãnh cũng không giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh, mà chỉ cam kết mà thôi. Do đó, sẽ rất rủi ro cho bên nhận bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ, đồng thời bên bảo lãnh cũng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tức, bên bảo lãnh sẽ giao cho bên nhận bảo lãnh một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo sẽ thực hiện bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. khoản 1 Điều 43 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thỏa thuận bảo lãnh như sau: “Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình”.Ví dụ: Đặc tính của sản phẩm bảo lãnh vay vốn của ngân hàng Agribank, biện pháp bảo lãnh được bảo đảm các biện pháp bảo đảm như: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản,…

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, pháp nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để tham gia vào các giao dịch dân sự. Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng mà cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, cá nhân được pháp luật trao cho năng lực pháp luật từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi. Tương tự, pháp nhân có năng lực pháp luật khi được thành lập và mất đi khi chấm dứt hoạt động. Vì vậy, nghĩa vụ chỉ có hiệu lực khi phát sinh vào thời điểm cá nhân, pháp nhân còn tồn tại. Do đó, nếu nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì phạm vi bảo lãnh không bảo gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi sau khi người bảo lãnh là cá nhân chết, hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (798 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo