Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, có thể vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam. Vậy, Nước Pháp có cho 2 quốc tịch hay không? [Cập nhật 2023], để giải đáp thắc mắc trên, mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Hai quốc tịch là gì?
Hai quốc tịch (song tịch) nghĩa là hai quốc tịch, theo đó, song tịch là từ được sử dụng để nói về một người có đồng thời hai quốc tịch hợp pháp, cụ thể, người mang song tịch là công dân của hai quốc gia khác nhau.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cho phép công dân của nước mình được đồng thời mang quốc tịch của một quốc gia khác nữa. Chính sách này được quy định và áp dụng ở Pháp và Việt Nam. Nghĩa là, một người vừa có thể giữ quốc tịch Pháp và đăng ký lại quốc tịch Việt Nam khi đáp ứng những điều kiện nhất định như được đề cập trong bài viết này.
Nước Pháp có cho 2 quốc tịch không
2. Nước Pháp có cho 2 quốc tịch hay không? [Cập nhật 2023]
Hiện nay, Pháp là một trong những các quốc gia đã cho phép người dân có thể mang 2 quốc tịch nhưng người mang 2 quốc tịch phải tuân thủ các điều kiện cụ thể của pháp luật Pháp.
3. Lợi ích của việc đăng ký song tịch Pháp Việt
Việc một người vừa mang quốc tịch pháp Pháp, vừa mang quốc tịch Việt Nam sẽ có các thuận lợi sau:
♦ Sở hữu, đứng tên bất động sản tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật đất đai, người nước ngoài nói chung và người mang quốc tịch Pháp nói riêng chỉ có thể mua và sở hữu nhà ở dưới dạng căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo dự án.
Khi sở hữu song tịch Pháp – Việt Nam, Việt kiều sẽ được quyền sở hữu, mua bán bất động sản như mọi công dân Việt Nam mà không bị hạn chế nói trên.
♦ Đầu tư, mở công ty một cách thuận lợi, không bị hạn chế tiếp cận thị trường:
Theo quy định của pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện khi đầu tư tại Việt Nam, đồng thời, thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư mang quốc tịch Việt Nam lại không phải đáp ứng những điều kiện này và thủ tục thành lập công ty cũng đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc sở hữu song tịch sẽ cho phép Việt Kiều lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh có lợi nhất cho mình trong việc áp dụng các quy định của pháp luật đầu tư, doanh nghiệp của Việt Nam.
♦ Thuận tiện hơn trong việc việc xuất – nhập cảnh mà không cần xin visa hoặc thẻ thường trú, tạm trú.
Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam cần có visa, và dù được cấp visa 5 năm thì cũng chỉ được cư trú tại Việt Nam không quá 6 tháng/lần, hết thời hạn cư trú này, Việt kiều phải thực hiện thủ tục gia hạn thời gian cư trú hoặc phải tạm xuất cảnh qua một nước khác và nhập cảnh lại vào Việt Nam. Khi có song tịch Pháp – Việt Nam, Việt kiều nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam thì có thể ở lại Việt Nam không giới hạn thời gian. Bên cạnh đó, việc nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam cũng đơn giản hơn rất nhiều so với khi sử dụng visa nhập cảnh.
♦ Các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội khác của cả hai quốc gia mà Việt Kiều là công dân.
4. Quy định của pháp luật Việt Nam về làm song tịch
Pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép và tạo điều kiện cho người Việt Nam đã định cư và nhập quốc tịch nước ngoài muốn trở lại và nhập quốc tịch Việt Nam, do đó, thủ tục đăng ký song tịch còn được gọi là thủ tục đăng ký thường trú. Điều kiện, trình tự và thủ tục đăng ký song tịch đối với Việt Kiều được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật gồm:
- Luật Cư trú số 68/2020/QH14 do Quốc Hội ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
- Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/05/2021 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú 2021.
- Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú.
5. Điều kiện làm song tịch Pháp Việt
Việt Kiều Pháp được đăng ký song tịch (đăng ký thường trú) ở Việt Nam khi thỏa mãn 02 điều kiện sau:
Thứ nhất: Việt kiều Pháp có giấy tờ chứng minh đã từng có quốc tịch Việt Nam và còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Việt kiều có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam gồm nhà thuộc sở hữu của bản thân hoặc nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh.
Trên đây là bài viết Nước Pháp có cho 2 quốc tịch hay không? [Cập nhật 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận