Việc xây dựng nhà ở thì phải đóng thuế xây dựng nhà ở. Việc nắm rõ khái niệm thuế xây dựng nhà ở, cũng như hiểu được các loại thuế, phí cần đóng khi xây dựng nhà sẽ giúp người dân trang bị những kiến thức nền tảng về pháp luật trước khi xây nhà. Vậy Nộp thuế xây dựng nhà ở như thế nào? [2023] Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Thuế xây dựng nhà ở là gì?
Thuế là một trong nguồn thu nhập của ngân sách và cũng là quyền - nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức đóng góp để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đối với lĩnh vực xây dựng nhà ở, trừ những đối tượng được miễn thuế xây dựng nhà ở, bất cứ ai khi xây nhà đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Nơi tiếp nhận việc khai báo, nộp thuế xây dựng là ở là cơ quan quản lý thuế tại địa phương.
Ngay sau khi được cấp giấy phép xây dựng, người dân phải đăng ký, kê khai và đóng thuế xây dựng nhà ở. Theo đó, quá trình xây dựng nhà ở sẽ được bảo vệ bởi pháp luật.
Nộp thuế xây dựng nhà ở là nghĩa vụ của mỗi công dân khi xây nhà. Hành vi trốn thuế xây dựng nhà ở sẽ được coi là vi phạm luật thuế xây dựng nhà, và sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
2. Người dân phải nộp những loại thuế phí nào khi xây nhà?
Các loại thuế phí người dân cần nộp khi xây dựng nhà ở là:
- Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân;
- Lệ phí trước bạ;
- Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
2.1. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
(1) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thầu xây dựng
*Đối tượng nộp thuế
Theo Công văn 3700/TCT/DNK ngày 11/11/2004 của Tổng cục Thuế, các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu nhà thầu xây dựng là doanh nghiệp) với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình.
Với trường hợp này, bên nhận thầu xây dựng (tổ chức, cá nhân nhận thầu xây dựng nhà) có nghĩa vụ phải đăng ký, kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.
*Phương pháp tính thuế
Nếu chủ thầu xây dựng tư nhân là cá nhân thì phải nộp thuế theo phương pháp theo từng lần phát sinh (điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC).
Lưu ý: Vì trên thực tế, nhà thầu xây dựng chủ yếu là cá nhân nên cách tính thuế, hồ sơ, thời hạn nộp thuế trong bài viết này theo quy định của phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
*Cách tính thuế
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
*Đối tượng nộp thuế
Theo Công văn 3700/TCT/DNK ngày 11/11/2004 của Tổng cục Thuế, các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu nhà thầu xây dựng là doanh nghiệp) với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình.
Với trường hợp này, bên nhận thầu xây dựng (tổ chức, cá nhân nhận thầu xây dựng nhà) có nghĩa vụ phải đăng ký, kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.
*Phương pháp tính thuế
Nếu chủ thầu xây dựng tư nhân là cá nhân thì phải nộp thuế theo phương pháp theo từng lần phát sinh (điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC).
Lưu ý: Vì trên thực tế, nhà thầu xây dựng chủ yếu là cá nhân nên cách tính thuế, hồ sơ, thời hạn nộp thuế trong bài viết này theo quy định của phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
*Cách tính thuế
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
(2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
Căn cứ Công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008, Công văn 2010/TCT-CS ngày 16/5/2017, Công văn 3077/TCT-CS ngày 9/8/2018 thì hộ gia đình tự xây nhà không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008 nêu rõ:
“Hộ gia đình chỉ là người đi thuê xây dựng nhà ở, không phải là bên nhận thầu xây dựng nên không phải là người nộp thuế vì vậy không thực hiện truy thu thuế đối với hộ gia đình.”.
2.2. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
*Trường hợp áp dụng
Chỉ áp dụng đối với trường hợp khi xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng.
*Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng
Khoản 6 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên mức thu của mỗi tỉnh, thành là khác nhau.
Mặc dù có sự khác nhau nhưng lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của các tỉnh, thành dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lần cấp.
2.3. Lệ phí trước bạ
*Trường hợp áp dụng
Sau khi xây dựng nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu đối với nhà ở đó thì phải nộp lệ phí trước bạ. Nói cách khác, khi có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở để ghi thông tin vào trang 2 của Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì phải nộp lệ phí trước bạ.
*Đối tượng nộp lệ phí trước bạ
Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí trước bạ như sau:
“Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 2 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở là người phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu.
Tuy nhiên, khi có hợp đồng thi công xây dựng giữa hộ gia đình, cá nhân với nhà thầu thì các bên có thể thỏa thuận người nộp lệ phí trước bạ là nhà thầu.
*Mức lệ phí trước bạ phải nộp
Điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC quy định cách tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở như sau:
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x (diện tích x Giá 01 m x Tỷ lệ % chất lượng còn lại)
Trong đó:
- Giá 01 m2 là giá thực tế xây dựng mới của từng cấp nhà, hạng nhà do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định (phải xem văn bản của từng tỉnh, thành mới có dữ liệu để tính).
- Đối với nhà mới xây xong thì không cần nhân (x) với tỷ lệ % chất lượng còn lại.
3. Nộp thuế xây dựng nhà ở như thế nào? [2023]
Chúng ta có thể nộp thuế xây dựng nhà ở trực tiếp tại Cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, chúng ta có thể nộp thuế thông qua điện tử.
Cách nộp thuế điện tử nhanh nhất hiện nay
Đăng nhập vào tài khoản nộp thuế trên Cổng Thông tin Tổng Cục Thuế, các đơn vị kinh doanh có thể tiến hành nộp thuế ngay tại trang này.
Chi tiết cách nộp thuế qua mạng đơn giản, nhanh chóng, NNT của doanh nghiệp tiến hành theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập trang thuedientu.gdt.gov.vn
Để nộp thuế qua mạng, bước đầu tiên NNT của doanh nghiệp cần mở trình duyệt mình đang sử dụng (Google, Chrome, Internet Explorer,...) rồi truy cập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn.
Truy cập website thuedientu.gdt.gov.vn rồi nhấn chọn ô “Doanh nghiệp”.
Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống trang thuế điện tử
Tại giao diện trang chủ, NNT nhấn vào ô “Doanh nghiệp” ở góc phải màn hình, tiếp đó nhân ô “Đăng nhập” ở trên góc phải màn hình để giao diện “Đăng nhập hệ thống” hiển thị.
Nhấn nút “Đăng nhập” góc trên bên phải màn hình.
Tại phần “Đăng nhập hệ thống”, NNT điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu:
- Tên đăng nhập: NNT nhập mã số thuế của doanh nghiệp và nhập thêm đuôi là “-QL” (MST-QL).
- Mật khẩu: Là mật khẩu mà doanh nghiệp NNT dùng để đăng nhập vào hệ thống nộp thuế, đã lập khi đăng ký tài khoản.
- Đối tượng: NNT chọn chế độ “Người nộp thuế”
- Mã xác nhận: NNT nhập lại mã xác nhận đã được hệ thống cung cấp.
Tiến hành hoàn tất thông tin để “Đăng nhập hệ thống”.
Sau khi đã hoàn tất thông tin cần điền, NNT nhấn ô “Đăng nhập” để hoàn thành bước này.
Bước 3: Chọn chức năng “Nộp thuế”
Trên giao diện chính trang Cổng thông tin của Tổng cục Thuế, NNT nhấn chọn chức năng “Nộp thuế”.
Chọn chức năng “Nộp thuế”.
Tiếp đó, NNT cần chọn ngân hàng mình sẽ sử dụng để nộp thuế và nhấn ô “Tiếp tục” để tiến hành các bước tiếp theo.
Chọn ngân hàng hỗ trợ việc nộp thuế.
Bước 4: Lập giấy nộp tiền
Trên giao diện “Lập giấy nộp tiền”, NNT cần điền hoàn tất các thông tin theo hướng dẫn sau:
- Mục “Thông tin người nộp thuế”, hệ thống sẽ tự động điền thông tin.
- Mục “Thông tin Loại tiền”, NNT tích chọn vào ô “VNĐ”.
- Mục “Thông tin Ngân hàng”, NNT chọn số tài khoản mà mình sẽ dùng để trích ra đóng thuế tại phần “Trích tài khoản số”.
- Các mục “Thông tin cơ quan quản lý thu”, “Thông tin nơi phát sinh khoản thu”, “Thông tin loại thuế” sẽ được hệ thống tự động hóa.
- Mục “Thông tin kho bạc”, NNT chọn chi nhánh ngân hàng sẽ dùng để đóng thuế.
Tiếp đó, NNT kéo xuống cuối màn hình để hoàn thành nốt thông tin phần “Truy vấn số thuế phải nộp” tại bảng “Nội dung các khoản nộp ngân sách”.
Hoàn thành nốt thông tin phần “Truy vấn số thuế phải nộp”.
- Tại mục “Kỳ thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo”, NNT nhấn vào ô “...” để giao diện “Kỳ thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo” hiển thị:
Giao diện “Kỳ thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo”.
- Nhấn tích tích chọn vào đúng kỳ NNT tiến hành kê khai thuế ở cột 1.
- Điền cụ thể thông tin của kỳ (tháng/quý/năm) tiến hành nộp thuế ở cột 2. Ví dụ NNT nộp thuế vào quý 3 năm 2020 thì điền là “Q3/2020”.
- Nhấn ô “Tiếp tục” để hoàn tất.
- Tại mục “Nội dung các khoản nộp vào NSNN”, NNT nhấn ô “...” để giao diện của “Nội dung các khoản nộp vào NSNN” hiển thị:
Giao diện “Nội dung các khoản nộp vào NSNN”.
- Ở ô “Chọn mục”, NNT nhấn vào phần mũi tên để hiển thị các loại thuế.
- Nhấn chọn đúng loại thuế cần nộp tiền. Nếu nộp thuế GTGT, người nộp thuế chọn mục 1700, nhấn “Tra cứu” rồi chọn “1701 - Thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất kinh doanh trong nước”. Nếu nộp thuế TNDN, người nộp thuế chọn 1050, nhấn “Tra cứu” rồi chọn “ 1052 Thuế thu nhập DN của các đơn vị không hạch toán ngành”. Nếu nộp thuế TNCN, người nộp thuế chọn 1000, nhấn “Tra cứu” rồi chọn “1001 - Thuế thu nhập từ tiền lương tiền công”. Nếu nộp thuế lệ phí Môn bài, người nộp thuế chọn 2850, nhấn “Tra cứu” rồi chọn bậc thuế phù hợp ở mục: 2862, 2863 hoặc 2864.
- Tại mục “Số tiền VND” của bảng “Nội dung các khoản nộp ngân sách”, NNT điền số tiền thuế phải nộp là xong.
- Cuối cùng, NNT nhấn ô “Hoàn thành”.
Tiếp đó, màn hình sẽ hiển thị ra giấy nộp tiền đúng theo Mẫu số C1-02/NS ban hành kèm theo Thông tư 84/2016/TT-BTC.
Bước 5: Ký và nộp
Trên giao diện “GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”, NNT chỉ cần kiểm tra thông tin lại một lần nữa để đảm bảo độ chính xác rồi nhấn “Ký và nộp”.
Giao diện “GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”.
Để hoàn tất việc ký và nộp, hệ thống sẽ yêu cầu NTT nhập số PIN rồi nhấn ô “Chấp nhận”.
Trên đây là bài viết về Nộp thuế xây dựng nhà ở như thế nào? [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận