Mức nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần

Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi chuyển nhượng cổ phần là 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. Thu nhập chịu thuế khi chuyển nhượng cổ phần là tổng số tiền mà cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng cổ phần. Để hiểu rõ hơn về Mức nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết sau:

muc-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan-khi-chuyen-nhuong-co-phan

 Mức nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần

I. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền bắt buộc mà người có thu nhập phải nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh.

II. Mức nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ theo quy định tại Điều 120, Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2014

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Mặt khác theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Luật Chứng Khoán sửa đổi năm 2010 (hiện nay áp dụng Luật Chứng Khoán năm 2019 số 54/2019/QH14 mới nhất):

“1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;"

Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được coi là chuyển nhượng chứng khoán

+ Cách tính thuế khi chuyển nhượng Cổ phầp trong công ty cổ phần như sau:

Căn cứ theo Điều 16. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

- Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

+ Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trênhợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

- Thuế suất và cách tính thuế:

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần

x

Thuế suất 0,1%

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC :

- Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

III. Cách kê khai và nộp thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn góp và cổ phần như thế nào?

Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán) theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC

- Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

- Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần phát sinh.

-Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).

Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC

- Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của Công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26Thông tư này.

- Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26 Thông tư này.

+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26 Thông tư này.

- Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thuộc trường hợp nêu tại điểm a, b, khoản 5, Điều này thì khai thuế theo từng lần phát sinh.

- Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.

- Cuối năm nếu cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

IV. Thời hạn nộp thuế TNCN

1. Thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ:

- Thu nhập tháng 1: Nộp thuế chậm nhất ngày 20 tháng 2.

- Thu nhập tháng 2: Nộp thuế chậm nhất ngày 20 tháng 3.

2. Thuế TNCN đối với người có thu nhập từ kinh doanh, cho thuê tài sản và các thu nhập khác:

Nộp thuế theo quý: Chậm nhất ngày 20** của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ:

- Thu nhập quý 1 (tháng 1 - 3): Nộp thuế chậm nhất ngày 20 tháng 4.

- Thu nhập quý 2 (tháng 4 - 6): Nộp thuế chậm nhất ngày 20 tháng 7.

- Thu nhập quý 3 (tháng 7 - 9): Nộp thuế chậm nhất ngày 20 tháng 10.

- Thu nhập quý 4 (tháng 10 - 12): Nộp thuế chậm nhất ngày 20 tháng 1 năm tiếp theo.

3. Thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

Nộp thuế theo năm: Chậm nhất ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.

Nộp thuế khoán:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh: Nộp thuế chậm nhất 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán: Chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề.

Lưu ý:

- Các trường hợp nộp thuế TNCN chậm hạn sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

- Nên nộp thuế TNCN trực tuyến để tiết kiệm thời gian và công sức.

V. Những câu hỏi thường gặp:

1. Ai phải nộp thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phần?

Cá nhân chuyển nhượng cổ phần.

Doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần của công ty con.

2. Thủ tục nộp thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phần:

Nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại cơ quan thuế nơi quản lý cá nhân.

Hạn nộp thuế: Chậm nhất ngày 20 tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vụ thuế.

3. Trường hợp nào được miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng cổ phần?

Chuyển nhượng cổ phần do thừa kế, tặng cho.

Chuyển nhượng cổ phần của công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (719 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo