Thuế hải quan là loại thuế được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại với các hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Xét về bản chất, đây là loại thuế được đánh dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa trong quá trình giao thương. Trên thực tế, mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế hải quan khác nhau nên giá khi đến tay người tiêu dùng cũng sẽ khác nhau. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến địa điểm nộp thuế hải quan.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 162/2014/TT-BTC
1. Thuế hải quan là gì ?
Thuế hải quan là loại thuế được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại với các hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Xét về bản chất, đây là loại thuế được đánh dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa trong quá trình giao thương.
2. Thời hạn nộp thuế hải quan theo quy định của pháp luật.
Thời hạn nộp thuế hải quan đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế được quy định như sau:
- Nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, không bao gồm các trường hợp được áp dụng chế độ ưu tiên. Việc thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Người nộp thuế phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp khi quá thời hạn quy định.
- Trường hợp số thuế phải nộp được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. 30 ngày là thời hạn tối đa để bảo lãnh, tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Trường hợp, hết thời hạn bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng nhưng người nộp thuế vẫn chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thuộc về tổ chức bảo lãnh.
3. Mục đích của việc nộp thuế hải quan hàng hóa.
- Giữ hàng hóa nhập khẩu luôn ở mức ổn định, không vượt qua hàng hóa xuất khẩu và làm cân bằng cán cân thương mại.
- Chống lại các hành vi bán phá giá nhằm lũng loạn thị trường hàng hóa quốc tế. Bảo hộ thương mại và các hiệp định, chính sách, điều ước quốc tế,… của các nước về xuất nhập khẩu.
- Hạn chế hành vi lạm dụng, khai thác quá đà tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nông sản, thủy hải sản,… trong nước xuất khẩu gây tình trạng cạn kiệt, mất mùa,…
- Đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc gia.
- Đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Giữ mối quan hệ tốt đẹp trong thương mại quốc tế với các quốc gia trên thế giới.
4. Địa điểm nộp thuế hải quan.
Địa điểm nộp thuế xuất nhập khẩu còn gọi là nơi nộp thuế xuất nhập khẩu. Đây là nơi các bạn phải tới để nộp thuế. Địa điểm nộp thuế xuất nhập khẩu được quy định tại thông tư 162/2014/TT-BTC:
1) Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc tại tổ chức tín dụng.
2) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại ngân hàng thương mại theo quy định.
Địa điểm nộp thuế hải quan được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu Kho bạc Nhà nước không bố trí điểm thu).
- Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định.
5. Công thức tính thuế hải quan.
Theo quy định của Luật Thuế, thuế hải quan hiện nay có thể được tính theo 3 phương pháp: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %
Cách tính này không quá phức tạp, để có thể thực hiện, chúng ta cần có đầy đủ các thông số: Số lượng hàng hóa thực tế đã khai trong tờ khai hải quan (1).
Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa (2).
Thuế suất của từng mặt hàng khai trong tờ khai (3).
Công thức: Số tiền thuế phải nộp = (1) x (2) x (3)
Với những mặt hàng có tính chất đặc biệt như dầu thô, dầu khí, cách xác định số lượng sẽ được hướng dẫn riêng theo quy định của Bộ Tài chính.
Phương pháp tính thuế theo thuế suất tuyệt đối
Với cách tính thuế hải quan này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông số và dữ liệu như sau:
Số lượng thực tế từng đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu (1).
Mức thuế tuyệt đối một đơn vị hàng hóa (2).
Thuế suất của từng mặt hàng khai trong tờ khai (3).
Công thức: Số tiền thuế phải nộp = (1) x (2) x (3)
Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế hỗn hợp được áp dụng khi một phần hàng hóa được tính theo tỷ lệ % và một phần được áp thuế suất tuyệt đối.
Theo đó, khi ở trong trường hợp này, bạn không cần quy đổi về và tính lại từ đầu mà chỉ cần áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp.
Cụ thể như sau:
Công thức: Tổng số tiền thuế phải nộp = Số thuế phải nộp theo tỷ lệ % + Số thuế phải nộp theo thuế suất tuyệt đối
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Địa điểm nộp thuế hải quan ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận