Hướng dẫn Nộp thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh. Trong bài viết này ACC sẽ hướng dẫn Nộp thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Hướng Dẫn Nộp Thuế Cho địa điểm Kinh Doanh Khác Tỉnh

Hướng dẫn Nộp thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

1. Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là gì?

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là địa điểm triển khai một phần chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp. Theo đó:

  • Địa điểm kinh doanh khác tỉnh nhưng trực thuộc hoạt động của một chi nhánh thì thực hiện việc hoạch toán thuế theo chi nhánh quản lý.
  • Địa điểm kinh doanh khác tỉnh không trực thuộc hoạt động của một chi nhánh thì phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế để hoạch toán thuế theo quy định.

Quy định cho phép mở địa điểm kinh doanh khác tỉnh mà không cần trực thuộc chi nhánh được áp dụng từ 15/10/2018 và quy định này cũng được Luật doanh nghiệp 2020 ghi nhận chi tiết.

2. Quy định về kê khai, nộp thuế của địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Về cơ quan quản lý thuế

Địa điểm kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về đăng ký thuế

Trước ngày 17/01/2021: Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hiện nay, theo Thông tư 105/2020/TT-BTC không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh. Như vậy, địa điểm kinh doanh sẽ không xin cấp mã số thuế mà sử dụng mã số thuế của công ty/ chi nhánh chủ quản.

Về kê khai, nộp thuế môn bài

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hoặc toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc. Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu, kê khai mã số thuế theo Mã số thuế của công ty hoặc chi nhánh chủ quản và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi địa điểm kinh doanh đặt địa chỉ. Điều này khá khác biệt với việc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, bởi lẽ đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số của công ty và nộp tờ khai môn bài trực tuyến qua trang thuế điện tử.

Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.

Như vậy, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

3. Hướng dẫn nộp thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

3.1 Hướng dẫn lập tờ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Trước khi tiến hành lập tờ khai chúng ta cần xác định:

- Nghĩa vụ thuế:

+ Nếu CN, VPĐD, ĐĐKD được thành lập trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài (năm dương lịch đầu tiên thành lập) thì CN, VPĐD, ĐĐKD cũng được miễn lệ phí môn bài năm đầu.

+ Nếu CN, VPĐD, ĐĐKD được thành lập sau năm đầu được miễn hoặc thành lập vào thời điểm mà doanh nghiệp không được miễn thì CN, VPĐD, ĐĐKD phải nộp lệ phí môn bài từ năm đầu thành lập.

- Nơi kê khai nộp thuế: CN, VPĐD, ĐĐKD được thành lập khác tỉnh/ TP với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của CN, VPĐD, ĐĐKD nơi đăng ký hoạt động.

* Ví dụ: Công ty TNHH A thành lập tháng 7/2018 tại thành phố Hà Nội

Do thành lập trước ngày nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực (25/02/2020) nên từ năm thành lập đến nay năm nào Công ty A cũng phải nộp lệ phí môn bài

- Ngày 15/8/2021: Công ty A thành lập thêm 1 chi nhánh tại Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

+ Do chi nhánh được thành lập trong thời gian Công ty A không được miễn lệ phí môn bài nên chi nhánh này cũng không được miễn lệ phí môn bài năm đầu (năm 2021)

+ Chi nhánh phải nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhấy ngày 30/01/2022

+ Nơi nộp tờ khai: kê khai cho CQT quản lý trực tiếp tại nơi đăng ký hoạt động (Chi cục thuế Huyện Duy Tiên)

3.2 Các bước thực hiện kê khai trên phần mềm HTKK

Bước 1: Vào phần mềm HTKK => Ấn vào “Mã số mới” => Nhập MST của chi nhánh (13 số- không nhập dấu “-”) => Ấn “Đồng ý”

Bước 2: Tiến hành khai báo thông tin của chi nhánh lên phần mềm HTKK => Khai xong ấn “Đóng”

Bước 3: Chọn tờ khai lệ phí môn bài: Bấm chọn mục Phí- Lệ phí => Rồi chọn “tờ khai lệ phí môn bài (01/MBAI)”

Bước 4: Chọn kỳ tính thuế: năm 2021 (năm phải nộp thuế) => ấn “Đồng ý”

Bước 5: Làm tờ khai lệ phí môn bài cho chi nhánh

Ở dòng số 1: Cột 4- “Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, doanh thu” các bạn sẽ không điền vì chi nhánh là đơn vị trực thuộc nên không có vốn điều lệ.

Cột 5- “Mức lệ phí môn bài”: Chọn 1.000.000 nếu thành lập 6 tháng đầu năm. Chọn 500.000 nếu thành lập vào 6 tháng cuối năm => do chi nhánh thành lập vào tháng 8/2021 nên thuộc trường hợp mức lệ phí môn bài phải nộp là 500.000

=> Sau đó các bạn ấn “Ghi” và kết xuất tờ khai XML => Các bạn nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế => Tiếp đó các bạn nộp giấy nộp tiền + tiền lệ phí môn bài cho cơ quan nhà nước thông qua trang thuedientu.gdt.gov.vn hoặc ra nộp trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý.

4. Hướng dẫn nộp kê khai thuế gtgt cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

4.1 Kê khai tại cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh

Do hiện tại cơ quan thuế không cấp mã số thuế 13 cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh. Nên việc kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh sẽ kê khai thông qua tài khoản thuế điện tử của trụ sở chính.

Vì vậy để nộp được tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế khác với cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đăng ký địa bàn vãng lai. Cách đăng ký địa bàn vãng lãi:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản doanh nghiệp trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (tài khoản thuế của trụ sở chính);

Bước 2: Chọn Khai Thuế → Đăng ký địa bàn vãng lai → Chọn cơ quan thuế đăng ký địa bàn vãng lai (là cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh khác tỉnh;

Bước 3: Chọn “Đăng ký”;

Bước 4: Sau khi đăng ký địa bàn vãng lai. Doanh nghiệp đăng ký tờ khai vãng lai cần nộp;

Bước 5: Sau đó tiến hành nộp tờ khai như bình thường.

4.2 Kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh khai tập trung tại trụ sở chính đồng thời nộp bảng phân bổ thuế

Đối với địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động xổ số điện toán

Các tính số thuế phân bổ

Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm = Tổng số thuế GTGT phải nộp x Doanh thu bán vé của từng ĐĐKD
Tổng doanh thu bán vé

Cách lập tờ khai thuế GTGT: NNT khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu 01/GTGT, kèm phụ lục 01-3/GTGT (Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).

Đối với địa điểm kinh doanh là nhà máy, cơ sở sản xuất:Các tính số thuế phân bổ

– Phương pháp 1:

Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm = Doanh thu (chưa gồm VAT) x Tỷ lệ phân bổ

Trong đó:

  • Tỷ lệ phân bổ:
    ➢ Đối với địa điểm kinh doanh sản xuất hàng hóa chịu thuế suất 10% là: 2%;
    ➢ Đối với ĐĐKD sản xuất hàng hóa chịu thuế suất VAT 5% là 1%.
  • Doanh thu là doanh thu thực tế trong kỳ của sản phẩm sản xuất ra được. Trường hợp ĐĐKD không trực tiếp bán hàng mà chỉ điều chuyển sản phẩm cho các cơ sở khác thì doanh thu được xác định bằng giá thành sản xuất sản phẩm.

– Phương pháp 2:

Nếu tổng số thuế GTGT phân bổ cho từng địa phương xác định theo phương pháp 1 lớn hơn số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì DN tính theo phương pháp 2. Cụ thể:

Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm = Tổng thuế GTGT phải nộp x Tỷ lệ % doanh thu (chưa gồm VAT) của sản phẩm sản xuất tại từng ĐĐKD

Cách lập tờ khai thuế GTGT: Người nộp thuế khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu 01/GTGT, kèm phụ lục 01-6/GTGT

5. Câu hỏi thường gặp

Địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong trường hợp nào?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 thì đối với doanh nghiệp được thành lập mới kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh (từ ngày 01/01 đến 31/12) và trong thời gian được miễn lệ phí môn bài thì doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài?

Tại khoản 9 Điều 18 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài:

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh nào thì phải theo dõi và kê khai thuế GTGT riêng tại cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh?

Địa điểm kinh doanh là nơi đặt nhà máy sản xuất điện;

Địa điểm kinh doanh là nơi xây dựng dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế GTGT.

Trên đây là bài viết Hướng dẫn Nộp thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo