Hướng dẫn nộp bổ sung thuyết minh báo cáo tài chính

Với các nhân viên kế toán và các lãnh đạo của một công ty, việc lập báo cáo tài chính, đọc và phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu. Khi nhìn vào Báo cáo tài chính, chúng ta thường để ý nhất là những con số. Những con số có thể biểu thị cho sự thịnh vượng hay nghèo đói nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy tín hiệu về những vấn đề bất thường trong công ty. Thuyết minh báo cáo tài chính là công việc vô cùng quan trọng khi lập BCTC. Dựa vào việc thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hoặc nắm bắt rõ ràng hơn về tình hình tài chính của công ty. Vậy Hướng dẫn nộp bổ sung thuyết minh báo cáo tài chính như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Báo Cáo Tài Chính
Hướng dẫn nộp bổ sung thuyết minh báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm thì còn phải thực hiện báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp hay báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.

Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp này ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008).

2. Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì?

BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý DN cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:

– BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.

– BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN.

– BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

– BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.

Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư. Hội đồng quản trị DN người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN.

3. Mục đích của báo cáo tài chính

Theo Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính:

  • Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
    • Tài sản;
    • Nợ phải trả;
    • Vốn chủ sở hữu;
    • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
    • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
    • Các luồng tiền.
  • Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

4. Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế bao gồm những gì?

Các tờ khai quyết toán thuế:

– Tờ khai quyết  toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Bộ báo cáo tài chính

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Bảng cân đối tài khoản

Phụ lục đi kèm:

– Thuyết minh BCTC

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Nội dung báo cáo tài chính

BCTC phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:

–  Tài sản

–  Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

–  Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác

–  Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

–  Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

–  Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị

–  Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng  để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:

– Chế độ kế toán áp dụng

–  Hình thức kế toán

–  Nguyên tắc ghi nhận,

–  Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho

–  Phương pháp trích khấu hao tài sản cố đinh

–   …..

5. Kỳ lập báo cáo tài chính

–  Kỳ lập BCTC năm

Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

–  Kỳ lập BCTC giữa niên độ

Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

–  Kỳ lập BCTC khác

Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

6. Hướng dẫn nộp bổ sung thuyết minh báo cáo tài chính

Nội dung cần lưu ý khi sửa đổi thông tin trong báo cáo tài chính

Theo Điểm b, khoản 5, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC (ngày 06/11/2013) quy định:

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót. Thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót. Đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Do vậy, theo quy định trên, khi doanh nghiệp làm sai báo cáo tài chính thì sẽ được nộp lại.

Nội dung được nộp lại

  • Bảng cân đối tài khoản
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Nội dung không được nộp lại mà phải nộp tờ khai điều chỉnh

  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN
  • Hình thức nộp lại Báo cáo tài chính:
  1. Gửi công văn nộp lại báo cáo tài chỉnh tại bộ phận 1 cửa;
  2. Nộp báo cáo tài chính qua mạng.

Hồ sơ khai bổ sung khi nộp lại báo cáo tài chính

Theo Điểm b, khoản 5, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC (ngày 06/11/2013) quy định: Hồ sơ khai bổ sung

  • Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
  • Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này. (Trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
  • Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.

Khi nộp lại BCTC, doanh nghiệp cần có những tài liệu sau:

Trường hợp 1: Nộp lại BCTC không ảnh hưởng đến số thuế TNDN

  • BCTC đúng của năm phát hiện sai sót;
  • Tài liệu giải thích kèm theo đối với số liệu có sai sót của doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Nộp lại BCTC có ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp hoặc nộp thừa hồ sơ

  • BCTC đúng của năm phát hiện có sai sót;
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN theo số liệu đúng;
  • Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (Ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

Thời hạn nộp lại báo cáo tài chính

Theo Điểm b, khoản 5, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC (ngày 06/11/2013) quy định:

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thảm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Cách nộp lại báo cáo tài chính khi sửa đổi thông tin

Bạn có thể làm 1 Biên bản giải trình về việc làm sai BCTC. Tuy nhiên, sẽ có những Chi cục Thuế yêu cầu nội, có những nơi sẽ không yêu cầu. Nhưng bạn vẫn cần làm để lưu lại để sau này tiến hành thủ tục giải trình cho nhanh.

Để nộp được qua mạng, bạn cần phải làm Công văn xin nộp lại BCTC trên Excel. Sau đó, bạn sẽ tiến hành nộp như khi nộp Thuyết minh BCTC.

Nộp lại báo cáo tài chính có bị phạt không?

Theo điểm c, Điều 10, Thông tư 156/2013/tt-BTC quy định. Dưới đây là những trường hợp nếu doanh nghiệp làm lại BCTC khi có sai sót:

  1. Nếu doanh nghiệp nộp lại BCTC không ảnh hưởng đến số thuế TNDN thì không bị phạt;
  2. Nếu doanh nghiệp nộp lại BCTC có số thuế TNDN nộp thừa thì sẽ được bù trừ vào những kỳ sau đối với số thuế TNDN đã nộp thừa;
  3. Nếu doanh nghiệp nộp lại BCTC mà có số thuế TNDN nộp thiếu thì doanh nghiệp phải nộp thêm số tiền thuế nộp thiếu và số tiền nộp chậm.

Số tiền chậm nộp = số thiền thuế tăng thêm * 0.03% (hoặc 0.05%/ngày) * số ngày nộp chậm.

Trong đó:

  • Số ngày nộp chậm = Tính từ thời điểm hết hạn nộp hồ sơ khai thuế đến khi thực hiện tiếp số thuế phải nộp.
  • Mức 0.05% mỗi ngày theo quy định tại Khoản 1, Điều 41, Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mức 0.03% mỗi ngày theo Quy định tại khoản 3 điều 3 luật số 106/2016/QH-13 ngày 30/09/2016.

7. Các câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp báo cáo tài chính?

–  Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Ví dụ: Thời hạn bộ nộp BCTC năm 2014 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2015. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

–  Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 ( bốn mươi lăm) , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.

Hồ sơ báo cáo tài chính gồm những gì?

Hồ sơ báo cáo tài chính gồm:
– Báo cáo tài chính tình hình kinh doanh
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
– Bản cân đối tài khoản
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ai là người chuẩn bị các báo cáo tài chính cho những người sử dụng bên ngoài?

Theo như phân tích trên, người lập báo cáo tài chính là doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm điều hành việc lập báo cáo tài chính để gởi ra bên ngoài. Trên báo cáo tài chính có đầy đủ chữ ký, trong đó phải có chữ ký của giám đốc và con dấu. Giám đốc chịu trách nhiệm chính về báo cáo tài chính chứ không phải kế toán trưởng. Kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc, các quy định có liên quan.

Trên đây là Hướng dẫn nộp bổ sung thuyết minh báo cáo tài chính mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo