Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là gì?

Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là gì?

– Để bảo vệ thiên nhiên nói chung và bảo vệ động, thực vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng, đứng trước việc buôn bán các loài động, thực vật hoang dã ngày một gia tăng trên thế giới, năm 1973 tại Washington DC, USA các nước trên thế giới đã trao đổi đi đến thông qua Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on international trade in dangerous species of wild fauna and flora), viết tắt là CITES. Công ước này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975. Cho đến nay đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước này trong đó có Việt Nam.

Công ước quản lý buôn bán quốc tế các loài động thực vật bị nguy cấp, Công ước chỉ đơn thuần quản lí việc buôn bán những loài này; nó không cấm việc săn bắn. Công ước cũng không điều chỉnh việc phá hoại nơi cư trú. Các công ước khác mới đây là Công ước đa dạng sinh học, quy định các vấn đề này.

– Những nước thành viên tham gia Công ước thực hiện việc cấm buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong một danh sách đã được thoả thuận, điều phối và giám sát buôn bán các loài khác nếu cho buôn bán tự do sẽ trở thành các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Biện pháp mà Công ước CITES vận dụng để thực hiện nhiệm vụ trên bằng cách lập danh sách các loài động thực vật hoang dã theo 3 phụ lục khác nhau:

+  Phụ lục 1: Danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, do đó cấm buôn bán và trao đổi có tính chất thương mại giữa các nước trên thế giới. Việc trao đổi các loài được ghi trong Phụ lục 1 của Công ước CITES chỉ được phép cho các mục đích không mang tính thương mại và được quản lý thông qua hệ thống giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho mục đích phi thương mại.

+ Phụ lục 2: Danh sách các loài có thể trở thành những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do buôn bán quốc tế quá mức, không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời. Các loài ghi trong Phụ lục 2 này được phép buôn bán quốc tế nhưng phải được quản lý, kiểm soát của các nước thành viên thông qua hệ thống cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

+ Phụ lục 3: Danh sách các loài được các nước thành viên sử dụng để kiểm soát các loài động vật, thực vật hoang dã của nước mình mà chưa đưa vào trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2.

–  Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1, 2 của CITES có thể được bổ sung hoặc chuyển dịch do thoả thuận giữa các nước thành viên tại Hội nghị toàn thể các nước thành viên họp 2 năm 1 lần hoặc bằng cách bỏ phiếu qua bưu điện trong thời gian giữa các cuộc họp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo