Trong thế giới kinh doanh hiện nay, việc nhượng quyền thương hiệu đang trở thành một xu hướng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Trong số các thương hiệu nổi tiếng, Starbucks là một cái tên được nhiều người biết đến với sự thành công vững chắc trong lĩnh vực cà phê và dịch vụ. Vậy, "Nhượng quyền Starbucks" như thế nào? Hãy đến với ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Nhượng quyền Starbucks
1. Tổng quan về thương hiệu Starbucks
Starbucks Coffee là cái tên không còn xa lạ trên toàn thế giới. Nó là thương hiệu cafe cao cấp nổi tiếng toàn cầu. “Ông lớn” này ngày càng khẳng định vị thế của mình khi sở hữu mức doanh thu cao nhất hiện nay. Câu chuyện thương hiệu tuyệt vời bắt đầu từ năm 1971. Starbucks được ra đời bởi Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker. Trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Với xuất phát điểm chỉ là một địa chỉ cung cấp hạt cafe và dụng cụ pha chế nhỏ. Tuy nhiên, bằng sự nhiệt huyết, cả 3 đã tìm kiếm nên những hạt cafe thơm ngon nhất, đặc sắc nhất với phong cách chế biến riêng. Từ đó, thức uống sáng tạo này ngày càng thành công và nổi tiếng khắp thế giới.
Cứ như vậy, sau 50 năm phát triển, Starbucks Coffee đã trở thành một “ông lớn” trong lĩnh vực F&B nói chung và cà phê nói riêng. Hiện nay, Starbucks đã có mặt tại hơn 65 quốc gia với trên 23.000 cửa hàng. Thị phần chủ yếu nằm ở Mỹ, Nam Phi, châu Á và có xu hướng mở rộng trong tương lai. Thương hiệu luôn nhận được đánh giá cao từ khách hàng về chất lượng đồ uống, phục vụ. Chưa kể, theo thống kê, mỗi tuần, chuỗi cửa hàng Starbucks tiếp đón hơn 40 triệu lượt khách hàng. Tương đương với 5 tỷ ly cafe được bán ra mỗi năm. Do đó, doanh thu của thương hiệu này luôn nằm top quán có doanh thu cao nhất toàn cầu. Với tiềm lực lớn mạnh, chắc chắn Starbucks Coffee sẽ còn trở nên đắt giá và thu hút nhiều hơn nữa.
Starbucks thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2013. Cửa hàng đầu tiên được đặt tại TP.HCM. Dù cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nội địa như Highland Coffee, Trung Nguyên Legend, The Coffee House,…. Nhưng Starbucks vẫn thành công và có phân khúc khách hàng của riêng mình - phân khúc khách hàng cao cấp.
Hiện nay, Starbucks đã và đang chinh phục khách hàng với cách định vị thương hiệu của riêng mình. Mang đến một hương vị cà phê mới theo phong cách Mỹ. Tính đến hết 2022, Starbucks đã mở được 87 cửa hàng tại Việt Nam và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
2. Lợi thế cạnh tranh của chuỗi cafe Starbucks
Mức giá cao, nhắm mục tiêu phân khúc cao cấp dường như không phù hợp với tâm lý và mức tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt là người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng, thành công xây dựng văn hóa thưởng thức cà phê “hạng sang”. Các cửa hàng của Starbucks luôn mang lại doanh thu, lợi nhuận khủng và có những lợi thế cạnh tranh sau.
Thương hiệu nổi tiếng toàn cầu
Cà phê Starbucks là một thương hiệu nổi tiếng được định vị là cà phê cao cấp. Hương vị độc đáo, không gian trang nhã và cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Năm 2019, Starbucks đã tăng giá trị thương hiệu lên 11,7 tỷ USD, theo Interbrand. Từ năm 1998 đến 2019, số lượng cửa hàng tăng từ 1.886 lên 31.256.
Nguồn đầu tư tài chính ổn định
Starbucks đang có nền tảng tài chính vững chắc và giá trị thương hiệu kỷ lục. Vào năm 2020, doanh thu thương hiệu hàng năm sẽ đạt 26,5 tỷ USD. Lợi nhuận đạt khoảng 3,6 tỷ USD.
Sản phẩm chất lượng
Starbucks luôn đặt hương vị đậm đà của đồ uống lên hàng đầu. Những hạt cà phê được trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế bằng máy móc và thiết bị hiện đại. Vì vậy, dù giá đồ uống khá cao và mắc nhưng thực khách vẫn cảm thấy hợp lý và hài lòng.
Cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh
Starbucks là một trong những thương hiệu luôn quan tâm đến các vấn đề về môi trường, con người và xã hội. Một phần của tuyên bố về bảo vệ môi trường như sau:
- Mua, bán và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Trách nhiệm tài chính theo yêu cầu của môi trường tương lai.
- Gia tăng giá trị cho công ty bằng cách có trách nhiệm với môi trường.
- Khuyến khích toàn thể nhân viên tham gia bảo vệ môi trường
Chuỗi cung ứng toàn cầu
Starbucks có một chuỗi cung ứng quốc tế mạnh bao phủ toàn thế giới. Nguyên liệu đến từ Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương. Từ đó, củng cố thương hiệu với chỗ dựa vững chắc là chất lượng cà phê.
3. Chi phí nhượng quyền thương hiệu Starbucks
Thương hiệu Starbucks là một thương hiệu nổi tiếng và không dễ dàng để gia nhập Starbucks. Starbucks Coffee định vị thương hiệu mình là thương hiệu cao cấp, hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu cao cấp, có thu nhập cao, với mức giá sản phẩm từ 60.000 - 110.000 đồng/cốc.
Starbucks luôn chú trọng chất lượng, giá trị thương hiệu mang đến cho khách hàng hơn là số lượng. Thay vì mở cửa hàng với quy mô lớn, họ đầu tư vào chất lượng dịch vụ. Vì vậy, dù không nhượng quyền thương mại, nhưng họ vẫn đạt được mức doanh số mà nhiều thương hiệu chỉ có thể mơ ước.
Hiện tại, Starbucks hoạt động theo một trong ba hình thức sau:
- 80% cửa hàng do chính Starbucks thành lập, điều hành và quản lý
- 10% được thành lập bởi Starbucks với sự hợp tác của các doanh nhân địa phương.
- Phần còn lại do Starbucks ủy quyền và kiểm soát.
Starbucks luôn khắt khe trong việc lựa chọn đối tượng để hợp tác. Họ luôn muốn đảm bảo chất lượng và sự nghiêm ngặt trong dịch vụ. Nhưng để trở thành đối tác nhượng quyền của Starbucks, bạn không chỉ cần kinh nghiệm trong ngành mà còn cần mặt tiền cửa hàng đẹp và đắt tiền.
Không khó để nhận thấy các cửa hàng Starbucks thường tọa lạc ở những vị trí đắc địa. Chẳng hạn như các TTTM lớn mại lớn, trung tâm thành phố, những con đường lớn, khu dân cư cao cấp….Việc sở hữu hoặc thậm chí thuê những mặt bằng này tốn không ít chi phí. Nó có thể “ngốn” một khoản tiền khổng lồ trong toàn bộ kế hoạch đầu tư.
Tổng chi phí nhượng quyền của Starbucks cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
4. Lợi ích khi tham gia nhượng quyền Starbucks
Khi trở thành một thành viên trong hệ thống chuỗi cà phê này, chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho bạn. Một số lợi ích khi trở thành đối tác nhượng quyền thương hiệu Starbucks có thể kể đến như:
- Đảm bảo được doanh thu đều đặn vì có sẵn lượng khách hàng trung thành lớn.
- Không cần bỏ quá nhiều chi phí để xây dựng thương hiệu từ đầu.
- Trở thành một nhân tố quan trọng trong chuỗi cửa hàng cà phê lớn trên toàn thế giới.
- Được hỗ trợ quảng cáo, có chiến lược kinh doanh bàn bản từ chủ thương hiệu.
- Hỗ trợ đào tạo các kiến thức cho nhân viên.
- Trang bị đầy đủ nguyên liệu, công thức pha chế.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về "Nhượng quyền Starbucks". Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận