GS25 chính thức áp dụng nhượng quyền tại TP HCM với số vốn tối đa dưới 2 tỉ đồng/cửa hàng. Chuỗi cửa hàng tiện lợi đến từ Hàn Quốc mong muốn mở nhanh hàng nghìn cửa hàng trong thời gian tới. Cùng ACC tìm hiểu thêm về phí chuyển nhượng GS25 trong bài viết bên dưới nào.

Nhượng quyền thương hiệu Việt Nam
1. Sơ lượt về GS25
Chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 Việt Nam, liên doanh giữa tập đoàn bán lẻ Sơn Kim và GS Retail của Hàn Quốc, chính thức áp dụng hình thức nhượng quyền tại Việt Nam, bắt đầu từ TP HCM. Mục tiêu của công ty này là phát triển hàng nghìn cửa hàng trong 10 năm tới, trong đó nhượng quyền là một kế hoạch quan trọng.
“Ngọn hải đăng thành phố - Là cái tên thân thương được người dân phong tặng cho cửa hàng GS25 tại Hàn Quốc”
GS25, biểu tượng của tiện lợi, là chuỗi cửa hàng phổ biến trên khắp đất nước.
GS25 là nơi phát sáng rực rỡ nhất vào ban đêm, chiếu sáng mọi con đường, ngõ hẻm bằng ngọn hải đăng "đặc biệt" này. Mỗi cửa hàng là một điểm đến cung cấp tất cả các nhu yếu phẩm, dịch vụ tiện ích, và đặc biệt là một điểm dừng chân an toàn hoặc nơi mua sắm, không chỉ trong những giờ thông thường mà GS25 còn phục vụ khách hàng của mình 24/7. Đó cũng là lý do tại sao con số "25" trong GS25 đã ra đời: "24 giờ + 1 giờ cho dịch vụ tận tâm = 25".
GS25, thuộc tập đoàn GS Retail Hàn Quốc, thành lập từ năm 1990, tự hào là biểu tượng của hệ thống cửa hàng tiện lợi tại đất nước này. GS25 phát triển thương hiệu của mình dựa trên phương châm "Nền tảng Lối sống", tối ưu hóa dịch vụ tiện ích, văn hóa ẩm thực mới để mang đến trải nghiệm sống hiện đại và chất lượng nhất cho khách hàng. Với nỗ lực cải tiến không ngừng, GS25 đã trở thành thương hiệu hàng đầu với hơn 14.000 cửa hàng tính đến tháng 1/2019.
Đầu năm 2018, GS25 đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam, đánh dấu một sự hợp tác thành công giữa tập đoàn GS Retail Hàn Quốc và tập đoàn Sonkim. Tiếp tục với sự phát triển đầy tiềm năng này, GS25VN đặt mục tiêu mở 2.000 cửa hàng trên toàn quốc trong vòng 10 năm tới và hướng đến những thành công xa hơn trong tương lai.
Trong suốt nhiều năm qua, các chủ kinh doanh đã làm việc chăm chỉ để thương hiệu GS25 trở nên phổ biến hơn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với các chủ kinh doanh, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, đó là động lực để chúng tôi tiếp tục hỗ trợ họ một cách toàn diện hơn trong tương lai.
2. Tại sao việc nhượng quyền của GS25 đã phải chậm lại hơn một năm
Ở thời điểm tháng 9 năm 2019, GS25 giới thiệu về mô hình nhượng quyền cho nhà đầu tư và cho biết sẽ sớm triển khai những cửa hàng nhượng quyền đầu tiên khi một số đối tác bày tỏ sự quan tâm.
Nguyên nhân của việc tạm dừng này, theo ông Nhân, là do đại dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát vào đầu năm 2020, đúng thời điểm GS25 Việt Nam chuẩn bị xúc tiến việc nhượng quyền, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về tình hình dịch bệnh, thị trường. Bản thân GS25 cũng bận rộn với chuyện ứng phó dịch bệnh. Kết quả là hai bên không gặp được nhau, không thể hiện thực hóa những gì đã kỳ vọng trước đó.
Ngoài chuyện tạm dựng chương trình nhượng quyền, GS25 cũng phải hủy kế hoạch mở rộng cửa hàng ở Hà Nội dù trước đó đã chuẩn bị văn phòng, địa điểm…
Ở thời điểm hiện tại, GS25 tái khởi động kế hoạch nhượng quyền. Tuy nhiên, kế hoạch này đã được “viết lại” với những mục tiêu lớn hơn (về số lượng cửa hàng) cũng như thay đổi, điều chỉnh về cách thức triển khai.
Cụ thể, chủ sở hữu của GS25 tại Việt Nam (bên nhượng quyền – franchisor) sẽ thực hiện mở hàng loạt các cửa hàng, vận hành ổn định rồi sẽ bán lại cho các nhà đầu tư quan tâm (bên nhận nhượng quyền – franchisee). Bên nhận nhượng quyền cũng có thể lựa chọn một trong hai hình thức. Một là đầu tư cho từng cửa hàng và để GS25 phụ trách việc vận hành. Hai là đầu tư, tự vận hành các cửa hàng. Lúc này, GS25 sẽ hỗ trợ đào tạo về nhân sự, cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính…
“Một cửa hàng vận hành 1 năm tuổi là ổn nhất, đã chứng minh được với nhà đầu tư tất cả các yếu tố như doanh thu, thu nhập hay các việc vận hành. Sớm hơn thì 6 tháng. Bước đầu chúng tôi sẽ bán các cửa hàng như vậy. Tất nhiên, chúng tôi sẽ xem xét kỹ từng nhà đầu tư để đảm bảo an toàn cho thương hiệu và hệ thống”, ông Nhân nói.
Hiện tại, chuỗi GS25 đã có 80 cửa hàng tại TPHCM, Bình Dương (mới bắt đầu mở rộng tại đây). Trong số này, 30 cửa hàng được mở liên tục từ tháng 5 đến nay (riêng tháng 5-2020 mở 10 cửa hàng).
Ông Nhân cho rằng, dịch Covid trong thời gian qua, dù làm trì hoãn một số kế hoạch của GS25 nhưng lại giúp công ty này hoàn thiện hệ thống quản lý, đầu tư và ứng dụng công nghệ, sáng tạo mô hình, sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, GS25 đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) để quản lý hệ thống và vận hành, với hàng loạt ứng dụng như đặt hàng tự động, chatbot trích xuất dữ liệu, giám sát nhân viên, truyền thông nội bộ…
“Nếu chỉ tính trên từng cửa hàng thì phần lớn đã thu đủ bù chi, nghĩa là kinh doanh cửa hàng tiện lợi không còn lỗ. Qua đại dịch vừa rồi, GS25 cũng chứng minh được tính ổn định và thích nghi của mình, bên cạnh sự thiết yếu. Vì vậy, thị trường đang hào hứng trở lại”,
3. Phí nhượng quyền GS25
Mô hình nhượng quyền của GS25 sẽ là cửa hàng có quy mô từ 80 đến 140 mét vuông với mức đầu tư dao động khoảng từ 1,5 đến 2 tỉ đồng/điểm.
GS25 là thương hiệu cửa hàng tiện lợi đến từ Hàn Quốc, được Tập đoàn Sơn Kim đưa vào Việt Nam vào cuối năm 2018, góp mặt vào thị trường vốn cũng đã khá sôi động với sự tham gia của nhiều tên tuổi như 7-Eleven, FamilyMart; Circle K, MiniStop, B'smart…
Nếu nhượng quyền thành công, GS25 sẽ là thương hiệu cửa hàng tiện lợi thực hiện nhượng quyền thứ cấp đầu tiên tại Việt Nam. Các thương hiệu khác hiện vẫn đang tự mở rộng chuỗi.
4. Mô hình hợp tác nhượng quyền GS25

Nhượng quyền GS25
Bà Nguyễn Hồng Trang – Tổng Giám Đốc GS25 VN - cho biết GS25 VN sẽ triển khai ba hình thức nhượng quyền, bao gồm:
- Nhượng quyền 1 cửa hàng riêng lẻ: Đây là lựa chọn tối ưu cho bất kỳ nhà đầu tư nào quan tâm đến việc trở thành chủ doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh này cho phép người nhận nhượng quyền mở cửa hàng và học cách vận hành doanh nghiệp từ đầu.
- Nhượng quyền hợp tác với GS25 phát triển cửa hàng tại các vị trí chuyên biệt: Thiết kế để hỗ trợ những nhà đầu tư muốn tận dụng sức mạnh và nguồn lực của thương hiệu GS25 Vietnam trong doanh nghiệp của họ. Nếu bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, lựa chọn này sẽ rất phù hợp.
- Nhượng quyền nhiều cửa hàng cùng thời điểm: Lựa chọn này dành cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và quản lý hiệu quả, những người đam mê trở thành chủ doanh nghiệp. Việc mở và vận hành nhiều cửa hàng không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người, nhưng đây là cách tuyệt vời để thực hiện những khát vọng kinh doanh của bạn một cách nhanh chóng và rộng lớn hơn.
Về diện tích, sẽ có ba loại cửa hàng từ 65-70 m2, 100-120 m2 và 150 m2.
5. Ưu điểm của mô hình nhượng quyền GS25
Khi nhượng quyền thương hiệu GS25, bạn sẽ được các đặc quyền như:
- Mô hình hợp tác nhượng quyền: Mô hình này là sự lựa chọn tốt nhất cho bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm đến cơ hội làm chủ doanh nghiệp. Cách kinh doanh này cho phép người nhận nhượng quyền có thể mở một cửa hàng và học cách vận hành doanh nghiệp từ ban đầu.
- Thực hiện đơn giản và dễ dàng: GS25 là người dẫn đầu thị trường, chúng tôi rất hiểu và biết cách cung cấp mô hình nhượng quyền đơn giản và thành công. Mô hình kinh doanh nhượng quyền của chúng tôi đã được thử nghiệm, tính toán thời gian, chi phí hợp lý và mang hiệu quả kinh doanh tốt. Hiểu được điều này, GS25 cam kết cung cấp tất cả các phương thức, bí quyết để giúp bạn vận hành việc kinh doanh một cách tốt nhất. Thêm vào đó, chúng tôi liên tục cải tiến các phương pháp mới và hiệu quả để quy trình nhượng quyền thật sự đơn giản và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Điều cần thiết lúc này là tầm nhìn, năng lượng tràn đầy và sự tin tưởng của bạn để sự hợp tác giữa chúng ta đi đến thắng lợi.
- Phân chia lợi nhuận: Chúng tôi chia sẻ lợi nhuận với những người nhận nhường quyền và xây dựng những phương pháp và nguồn lực để giúp bạn tránh lãng phí, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Khi bạn nỗ lực hết mình để vận hành cửa hàng là đã đóng góp một phần thành công vào việc kinh doanh của chúng ta.
- Vận hành cửa hàng nhượng quyền: Cửa hàng nhượng quyền của GS25 được vận hành một cách hoàn thiện nên bạn không cần phải lo lắng về việc bắt đầu việc kinh doanh nhượng quyền như thế nào. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các công đoạn như tìm vị trí phù hợp, đánh giá khu vực kinh doanh, xây dựng cửa hàng, lắp đặt những thiết bị cần thiết để vận hành và hướng dẫn.
6. Tại sao nên chọn nhượng quyền thương hiệu GS25
- Thương hiệu số 1 tại Hàn Quốc: Với 14.000 cửa hàng tại Hàn Quốc và tốc độ mở mới cửa hàng nhanh nhất tại Việt Nam
- Mô hình kinh doanh thành công: Cơ hội tiếp cận và hợp tác với mô hình kinh doanh hiện đại và thành công trong 20 năm qua
- Mức đầu tư linh hoạt và hợp lý: Tỷ lệ sử dụng vốn đầu từ lúc ban đầu hợp lý cho việc sở hữu nhượng quyền cửa hàng GS25VN
- Chia sẻ lợi nhuận gộp: Với 3 mô hình nhượng quyền từ GS25VN, chúng tôi cam kết chia sẻ lợi nhuận gộp hấp dẫn cho Người nhận nhượng quyền.
- Hàng hóa và Logicstic: GS25VN hợp tác với hàng trăm nhà cung cấp hàng hóa, đảm bảo sự đa dạng, cạnh tranh với giá thành tốt nhất. Bên cạnh đó, với hệ thống phân phối chuyên nghiệp và chủ động đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho cửa hàng.
- Ổn định và bền vững: Mô hình kinh doanh ổn định bền vững với chu kỳ tăng trưởng dài hạn trong tương lai
- Tự mình làm chủ: Anh/Chị hoặc người thân của mình sẽ làm chủ cửa hàng nhượng quyền giúp chủ động về thời gian trong công việc và cuộc sống của bản thân.
7. Giá trị cốt lõi 4F của GS25

Nhượng quyền thương hiệu SG25
- Friendly: Phục vụ khách hàng với tinh thần thân thiện – nhiệt tình – tận tâm.
- Fresh: GS25 không ngừng sáng tạo và luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm với tiêu chí tươi ngon – an toàn – chất lượng.
- Fun: Không gian tại cửa hành và các dịch vụ tiện ích luông hướng đến sự tươi vui – trẻ trung – năng động.
- Fair: Với tinh thần hợp tác “win – win”, GS25 mang đến cho đối tác các phương thức hợp tác dựa trên lợi ích công bằng cho cả 2 bên.
8. Điều khoản chung của nhượng quyền GS25
- Hình thức kinh doanh nhượng quyền: loại nhượng quyền này bao gồm không chỉ một sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu, mà còn là phương thức hoàn chỉnh đề tự điều hành kinh doanh, ví dụ như kế hoạch marketing và hướng dẫn vận hành.
- Báo cáo công khai: Được biết như là FDD hay là Franchise Dislosure Document, là những tài liệu được công khai công cấp thông tin về hệ thống bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.
- Nhượng quyền: là giấy phép về quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền thương hiệu bao gồm nhãn hiệu, phí, hỗ trợ và kiểm soát.
- Thỏa thuận nhượng quyền: hợp đồng văn bản, được viết giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền thể hiện quyền và nghĩa vụ mỗi bên phải thực hiện.
- Người nhận nhượng quyền: là cá nhân hoặc tổ chức được quyền từ bên nhượng quyền để kinh doanh dưới nhãn hiệu hoặc là tên thương mại của bên nhượng quyền.
- Nhượng quyền: là một phương thức mở rộng kinh doanh đặc trưng bởi giấy phép nhãn hiệu, thanh toán các khoản phí và sự hỗ trợ quan trọng hoặc kiểm soát.
- Bên nhượng quyền: là cá nhân hoặc tổ chức cấp phép cho bên nhận nhượng quyền quyền để kinh doanh dưới nhãn hiệu, thương hiệu của họ.
- Phân phối sản phẩm nhượng quyền: Là nhượng quyền thương mại mà bên nhận nhượng quyền chỉ đơn giản là bán sản phẩm của bên nhượng quyền mà không sử dụng phương thức kinh doanh quản lý của họ.
- Phí bản quyền: là khoản thanh toán định kì được thực hiện bởi bên nhận nhượng quyền cho bên nhượng quyền, thông thường sẽ dựa trên phần trăm doanh thu tổng.
- Thương hiệu: Các nhãn hiệu, tên thương hiệu và logo,… những thứ mà để xác định bên nhượng quyền được cấp phép cho bên nhận nhượng quyền.
9. Mọi người cùng hỏi
Nhượng quyền là gì?
Nhượng quyền là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ trao quyền và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền để bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo nhãn hiệu, hệ thống hay là phương thức được xác định bởi bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định.
Lợi ích của việc nhượng quyền là gì?
Lợi ích của việc nhượng quyền:
- Chi phí thấp
- Giá thấp
- Lợi ích cho bên nhận người quyền
- Lợi ích cho bên nhượng quyền
- Lợi ích cho cơ hội thị trường
Lợi ích cho bên nhượng quyền là gì?
Lợi ích cho bên nhượng quyền:
- Có thể mở rộng kinh doanh với mức vốn thấp, bởi vì việc đầu tư trực tiếp vào phát triển kinh doanh là bên nhận nhượng quyền làm
- Có thể mở rộng với ít người hơn, bởi vì việc thực hiện hỗ trợ các hoạt động nhượng quyền là ít nhân công hơn với việc hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp
- Có thể mở rộng với những doanh nhân tại các địa phương, những người mà có nhiều động lực hơn các quản lý công ty và có phần trong sự thành công của công ty
- Tiềm năng phát triển nhanh hơn so với việc thông qua các công ty – chủ đất. vì thế việc xây dựng người tiêu dùng cho thương hiệu nhanh hơn.
Lợi ích của bên nhận nhượng quyền là gì?
Lợi ích của bên nhận nhượng quyền:
- Có thể hoạt động kinh doanh dưới tên của một thương hiệu đã xây dựng từ trước
- Có thể truy cập vào các tài sản trí tuệ (ví dụ như chương trình đào tạo, hệ thống vận hành,…)
- Tận dụng được giá bán hàng thông qua sức mua đã có từ trước của thương hiệu nhượng quyền
- Sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền – đã có kinh nghiệm trong kinh doanh trước đây
- Thừa hưởng những điều kiện tốt nhất đang có trong hệ thống
- Có thể kết nối và chia sẻ thông tin với những người nhận nhượng quyền khác
- Khởi nghiệp một cách nhanh chóng
Trên đây là các thông tin về Phí nhượng quyền GS25 Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận