Nếu bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền thì tức là chủ sở hữu bản quyền đã gửi một yêu cầu pháp lý hoàn chỉnh và hợp lệ về việc gỡ bỏ video do video đó sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền của họ. Vậy Những vi phạm bản quyền trên youtube và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Những vi phạm bản quyền trên youtube và cách khắc phục
I. Thế nào là vi phạm bản quyền trên Youtube?
Bản quyền YouTube là khi bất kỳ ai tạo ra sản phẩm video gốc, bảo vệ bản quyền sẽ bao gồm video đó. Không quan trọng ai tải video lên trước vì video đó thuộc về người sáng tạo ra nó. Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.
Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về việc xâm phạm như sau:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Như vậy, phải xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của tác phẩm. Cần lưu ý, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.
II. Những trường hợp vi phạm bản quyền Youtube
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì video của bạn có khả năng bị khiếu nại rất cao:
+ Vi phạm bản quyền về hình ảnh.
+ Vi phạm bản quyền về âm thanh.
+ Vi phạm bản quyền về hình ảnh và âm thanh (up toàn bộ video của người khác).
III. Cách khắc phục
1. Cách up video không dính bản quyền hình ảnh:
Phương pháp đơn giản nhất được nhiều người sử dụng khi up video lên Youtube tránh bản quyền về hình ảnh là tải video về máy tính, sau đó dùng hình đại diện(thumbnail) lớn và chỉ để video chạy ở 1 gốc nhỏ. Đây là cách rất dễ đánh lừa youtube nhưng lại rất dễ dàng bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào
– Một cách khác an toàn hơn khi upload video youtube là chỉnh sửa khác đi một chút so với bản gốc, để tạo video giống như video mới up.
Ví dụ như bạn có thể dịch lại các video tiếng nước ngoài, chèn sub vào video. Điều này vừa hút lượt xem Việt vừa hạn chế vấn đề chặn bản quyền.
– Sử dụng phần mềm chỉnh sửa video như Lightworks, HitFilm Express, Shotcut, capcut,… để tạo ra video mới bằng các cách sau:
+ Tăng giảm kích thước video (cố gắng giảm tác động nhiều đến chất lượng video)
+ Chèn các hiệu ứng vào video
+ Cắt video,chèn thêm hình ảnh vào video, xoay video,…
2. Cách up video tránh bản quyền âm thanh
Dù video của bạn có hình ảnh đã được chỉnh sửa, không dính đến bản quyền của video gốc thì video của bạn sẽ vẫn gặp rắc rối với bản quyền về âm thanh. Vậy nên,nếu bạn đang tìm hiểu các biện pháp up video lên Youtube mà không mắc phải các vấn đề về âm thanh thì có thể tham khảo các cách dưới đây:
Đầu tiên, bạn có thể chọn các bài nhạc nằm trong danh mục nhạc và hiệu ứng âm thanh miễn phí của Youtube để chèn vào video
– Tăng giảm vận tốc âm thanh cho khớp với video
– Chèn thêm các hiệu ứng âm thanh ( ví dụ như hiệu ứng tiếng cười ở video clip hài hước)
– Đổi giọng trong video( ví dụ giọng nam sang giọng nữ,và ngược lại)
– Chèn nhạc không có bản quyền vào hoặc sử dụng âm thanh miễn phí trên Youtube.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Những vi phạm bản quyền trên youtube và cách khắc phục. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Những vi phạm bản quyền trên youtube và cách khắc phục, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận