Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn tư do Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020 đã có nhiều thay đổi trong việc soạn thảo, ban hành văn bản hành chính. Và một trong số đó là quy tắc viết tắt. Trong bài viết này cùng Luật ACC tìm hiểu về Những từ được viết tắt trong văn bản quản lý nhà nước nào.
1. Văn bản quản lý nhà nước là gì?
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của văn bản nhà nước, bao gồm những văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước dùng để đưa các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành. Các văn bản thuộc thẩm quyền lập pháp (văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật) hoặc thuộc quyền tư pháp (cáo trạng, bản án, …) không phải là văn bản quản lý hành chính nhà nước.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, các giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài, … văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là phương tiện liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thể chế của nền hành chính nhà nước.
2. Những từ được viết tắt trong văn bản quản lý nhà nước
Theo nghị định 30/2020/NĐ-CP Những từ được viết tắt trong văn bản quản lý nhà nước sẽ là: chỉ còn 30 tên loại văn bản được viết tắt, thay vì 33 như trước đây. Cụ thể:
STT |
Tên loại văn bản hành chính |
Chữ viết tắt |
1. |
Nghị quyết (cá biệt) |
NQ |
2. |
Quyết định (cá biệt) |
QĐ |
3. |
Chỉ thị |
CT |
4. |
Quy chế |
QC |
5. |
Quy định |
QyĐ |
6. |
Thông cáo |
TC |
7. |
Thông báo |
TB |
8. |
Hướng dẫn |
HD |
9. |
Chương trình |
CTr |
10. |
Kế hoạch |
KH |
11. |
Phương án |
PA |
12. |
Đề án |
ĐA |
13. |
Dự án |
DA |
14. |
Báo cáo |
BC |
15. |
Biên bản |
BB |
16. |
Tờ trình |
TTr |
17. |
Hợp đồng |
HĐ |
18. |
Công điện |
CĐ |
19. |
Bản ghi nhớ |
BGN |
20. |
Bản thỏa thuận |
BTT |
21. |
Giấy ủy quyền |
GUQ |
22. |
Giấy mời |
GM |
23. |
Giấy giới thiệu |
GGT |
24. |
Giấy nghỉ phép |
GNP |
25. |
Phiếu gửi |
PG |
26. |
Phiếu chuyển |
PC |
27. |
Phiếu báo |
PB |
Bản sao văn bản |
||
1. |
Bản sao y |
SY |
2. |
Bản trích sao |
TrS |
3. |
Bản sao lục |
SL |
3. 05 quy tắc viết tắt khi soạn thảo văn bản hành chính mới nhất
1. Ngoài tên loại văn bản, Nghị định còn cho phép người soạn thảo văn bản được viết tắt quyền hạn của người ký. Những từ được viết tắt bao gồm:
- Nếu ký thay mặt tập thể thì ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức;
- Nếu được giao quyền cấp trưởng thì ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Nếu ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu;
- Nếu ký thừa lệnh thì ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Nếu ký thừa uỷ quyền thì ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
2. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.
3. Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.
4. Viết tắt khi ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
- Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
- Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
- Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
5. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...
Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.
Nội dung bài viết:
Bình luận