Những thương vụ M&A nổi tiếng thế giới [Cập nhật 2024]

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, thương vụ M&A (Mergers and Acquisitions) đã trở thành một phần không thể thiếu của các chiến lược phát triển của các công ty. Từ việc mua lại một công ty nhỏ để mở rộng quy mô hoạt động, đến việc hợp nhất hai công ty lớn để tạo ra một sức mạnh mới, thương vụ M&A đang ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trong việc đạt được sự thành công và tăng trưởng bền vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Mua Ban Sap Nhap Doanh Nghiep (1)
Những thương vụ M&A nổi tiếng thế giới

1. M&A là gì?

M&A là viết tắt của từ Mergers – Sáp nhập và Acquisitions – Mua lại. M&A là hành động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp thông qua việc mua bán và sáp nhập các sản phẩm, dịch vụ hoặc mua bán/sáp nhập 2 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường kinh tế.

M&A mặc dù được dùng chung nhưng 2 hành động: Sáp nhập và mua lại lại có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

  • M – Mergers (Sáp nhập): Những công ty hoạt động riêng lẻ, độc lập sáp nhập trở thành 1 doanh nghiệp duy nhất. Các đơn vị này có thể là đối thủ cạnh tranh, hoặc có chung nhà cung cấp – khách hàng.
  • A – Acquisitions (Mua lại): Một doanh nghiệp mua lại 1 phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của doanh nghiệp khác, sau đó có thể dành toàn bộ quyền kiểm soát công ty đã mua lại. Hoạt động mua lại thường là công ty có quy mô lớn, tầm cỡ mua lại các doanh nghiệp nhỏ và giành quyền kiểm soát.

Kết quả của 2 hành động M&A là như nhau, nhưng mối quan hệ giữa 2 đối tượng là khác nhau, quyết định việc “Sáp nhập” hay “Mua lại”.

2. Lợi ích và hạn chế của thương vụ M&A

Hoạt động M&A được diễn ra thường xuyên, liên tục giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Dù đem lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp nhưng hoạt động M&A cũng có một số hạn chế

2.1. Lợi ích của M&A

Một số lợi ích của M&A có thể kể tới như: 

  • Hoạt động M&A nâng cao quy mô của doanh nghiệp, từ đó cải thiện hiệu quả kinh tế. Bởi khi quy mô sản xuất, vận hành hệ thống tăng, công ty sẽ mua nguyên liệu với số lượng lớn và giá thành rẻ hơn, qua đó cải thiện hiệu suất sản xuất kinh doanh tối ưu hơn.
  • Hoạt động M&A giúp doanh nghiệp tăng thị phần, nhờ việc tập hợp các nguồn lực, nhóm khách hàng mục tiêu.
  • M&A giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực phân phối, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực. Hoạt động M&A giúp mở rộng về mặt địa lý, gia tăng chi nhánh, từ đó cải thiện kênh phân phối hàng hóa.
  • M&A sáp nhập và mua lại sẽ tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty mới, từ đó nâng cơ hội phát triển mở rộng.
  • Hoạt động M&A sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Bởi 2 tài chính và lợi nhuận của 2 công ty khi hợp lại sẽ lớn hơn một.

2.2. Hạn chế của M&A

Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động M&A mang lại, việc sáp nhập và mua lại cũng có những hạn chế như:

  • Việc mua lại một doanh nghiệp sẽ tốn kém chi phí rất lớn, để nắm giữ kiềm kiểm soát doanh nghiệp đó.
  • Các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động M&A khá phức tạp, yêu cầu chi phí cao cho việc xử lý pháp lý.
  • Việc tập trung vào mua lại 1 doanh nghiệp khác có thể khiến công ty của bạn bỏ qua nhiều cơ hội giao dịch, mua bán khác trên thị trường.
  • Sự xung đột tiêu cực từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp với nhau có thể gây khó khăn cho việc quản lý, vận hành, rủi ro giảm giá cổ phiếu trên thị trường.

3. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A

M&A là hoạt động kinh doanh quen thuộc trong nền kinh tế toàn cầu và cả ở Việt Nam. Các hình thức M&A diễn ra cần tuân thủ theo quy định pháp luật, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường.

Dưới đây là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A mà các doanh nghiệp cần tuân thủ:

  • M&A được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Cụ thể, Luật Doanh nghiệp quy định về khái niệm, trình tự thủ tục việc sáp nhập, mua lại, áp dụng đối với từng mô hình công ty.
  • M&A thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020: Theo đó, hoạt động M&A được coi là hình thức đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có thể mua lại 1 phần hoặc toàn bộ công ty mục tiêu.
  • M&A thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh: Hoạt động sáp nhập, mua lại là hình thức tập trung kinh tế. Hình thức M&A sẽ bị cấm khi việc sáp nhập, mua lại gây ảnh hưởng và hạn chế một cách đáng kể cho thị trường kinh tế Việt Nam.
  • M&A thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán: Việc sáp nhập, mua lại của công ty chứng khoán, quản lý quỹ cần được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
  • M&A thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng: Việc sáp nhập, chia tách hay mua lại của các tổ chức tín dụng cần được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước.
  • Ngoài ra, hoạt động M&A cần tuân thủ các cam kết trong các hiệp định, tổ chức: GATT/GATS/WTO, khu vực ASEAN, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hóa liên quan đến hoạt động M&A.

Doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cần đánh giá và xem xét quy định trong các Luật, cam kết và hiệp định kinh tế liên quan, để tránh các sai phạm đáng tiếc.

4. Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Để hiểu cụ thể chiến lược M&A là gì, bạn cần hiểu rõ các hình thức M&A phổ biến hiện nay. Dưới đây, là 3 hình thức Mergers & Acquisitions phổ biến nhất:

4.1. M&A theo chiều dọc

Hoạt động sáp nhập với mục đích kết nối 2 công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất, nhưng khác biệt về giai đoạn sản xuất đang thực hiện. Đặc điểm của hoạt động M&A theo chiều dọc sẽ đảm bảo kiểm soát và nâng cao chất lượng hàng hóa, đầu ra sản phẩm. Từ đó, M&A theo chiều dọc sẽ khống chế đầu ra của đối thủ cạnh tranh, cắt giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Ví dụ như: Một doanh nghiệp kinh doanh may mặc, sáp nhập với công ty dệt. Hoạt động sáp nhập này nâng cao chuỗi cung ứng, hạn chế nguồn cung cho đối thủ cạnh tranh.

4.2. M&A theo chiều ngang

Hoạt động sáp nhập các công ty cạnh tranh trực tiếp với nhau. Các doanh nghiệp này thường có chung sản phẩm, hình thức mua bán, phân khúc khách hàng. Hiệu quả từ hoạt động M&A theo chiều ngang sẽ gia tăng thị phần, doanh thu lợi nhuận, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Công ty may mặc thời trang xuất khẩu A, sáp nhập với công ty B cũng may mặc thời trang xuất khẩu. Hoạt động M&A sẽ loại bỏ đối thủ cạnh tranh cho công ty A, nâng cao thị phần khách hàng.

4.3. M&A kết hợp

Hình thức mua bán, sáp nhập để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Việc sáp nhập này diễn ra giữa những công ty cùng phục vụ 1 nhóm khách hàng, trong lĩnh vực cụ thể nhưng không cung cấp sản phẩm giống nhau. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ lẫn nhau, đi cùng nhau để chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín doanh nghiệp.

Hình thức M&A này sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, giảm rủi ro cho doanh nghiệp, tiếp cận được nguồn tài nguyên khách hàng có sẵn…

Ví dụ của hình thức M&A kết hợp: Công ty sản xuất quần áo thời trang với công ty sản xuất giày dép. Đây là nhóm ngành có chung phân khúc khách hàng, việc sáp nhập sẽ gia tăng loại hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng có nhu cầu, từ đó gia tăng và tối ưu lợi nhuận.

5. Những thương vụ M&A nổi tiếng thế giới

5.1. Elon Musk mua Twitter

Giá trị: 44 tỉ USD

Tháng 4/2022, Musk đã tái khởi động chiến dịch mua lại Twitter sau một loạt trì hoãn. Tháng 10/2022, Elon Musk chính thức hoàn thành thương vụ, tuyên bố ông muốn "giúp nhân loại" cải thiện quyền tự do ngôn luận.

Twitter, được thành lập vào năm 2006 bởi Jack Dorsey, Noah Glass, Biz Stone, và Evan Williams và có trụ sở tại San Francisco.

Số tiền chi cho thương vụ tổng cộng 44 tỉ USD với phần lớn số tiền có được từ việc bán cổ phần Tesla của ông chủ hãng xe điện, được cho là một trong những nguyên nhân khiến giá trị vốn hoá của Tesla bốc hơi 700 tỉ USD so với thời kỳ đỉnh cao cuối năm ngoái.

Giới công nghệ vẫn đang không rõ rồi số phận của Twitter sẽ đi đâu về đâu dưới sự quản lý của Musk.

5.2. Salesforce mua Troops.ai

Giá trị: Không tiết lộ

Được thành lập vào năm 2016 tại Thành phố New York, Troops.ai cung cấp thông tin doanh thu cho các nhóm bán hàng bằng cách sử dụng bot trong cả Slack và Microsoft Teams.

Những người đồng sáng lập Dan Reich, Scott Britton và Greg Ratner đã sử dụng Slack làm đường dẫn để kéo và đẩy dữ liệu quản lý quan hệ khách hàng trong Salesforce.

Salesforce đã mua lại với giá 27,7 tỉ USD vào năm 2021. Khi công bố thỏa thuận, Salesforce tuyên bố rằng Troops.ai sẽ trở thành một phần của Slack sau khi thương vụ mua lại kết thúc.

5.3. Anphabet thâu tóm Mandiant

Giá trị: 5,4 tỉ USD

Chưa đầy một năm sau khi công ty an ninh mạng Mandiant tách khỏi chủ sở hữu trước đó, FireEye, Google đã công bố một cuộc đấu giá lớn để mua lại công ty có văn phòng trên khắp thế giới.

Được thành lập vào năm 2004 tại Virginia bởi Kevin Mandia, một cựu sĩ quan Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, Mandiant đã trải qua quá trình đổi thương hiệu vào năm 2006 và huy động vốn từ các nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon, giúp Mandiant chuyển đổi thành một tập đoàn lớn về quản lý sự cố cho các doanh nghiệp.

Thương hiệu này sẽ tồn tại dưới tên Google Cloud và Google hy vọng sẽ tăng cường khả năng thu thập dữ liệu bảo mật của mình--đồng thời tuyển dụng hàng trăm nhân viên bảo mật của công ty.

5.4. Adobe thâu tóm Figma

Giá trị: 20 tỉ USD

Được thành lập vào năm 2012 bởi Dylan Field và Evan Wallace, Figma giúp các nhóm thiết kế sản phẩm và nguyên mẫu bằng công cụ cộng tác dựa trên đám mây. Mặc dù đây không phải thương vụ M&A lớn nhất trong năm, nhưng không nhiều công ty có thể đạt được mức giá 20 tỉ USD chỉ sau một thập kỷ kinh doanh.

Dự kiến sau khi Figma sáp nhập vào Adobe, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Figma, ông Dylan Field, sẽ vẫn tiếp tục lãnh đạo nhóm Figma.

Adobe là một trong những công ty tiến hành nhiều vụ mua bán – sáp nhập nhất ở Thung lũng Silicon. Họ đã mua lại nhiều doanh nghiệp trong những năm qua để tìm cách bảo vệ thị phần trước các đối thủ cạnh tranh như Microsoft.

Trước Figma, thương vụ mua lại lớn nhất của Adobe là nhà sản xuất phần mềm Marketo với giá 4,75 tỉ USD vào năm 2018.

5.5. Oracle mua Cerner

Giá trị: 28,3 tỉ USD

Việc Oracle mua lại công ty CNTT y tế Cerner bắt đầu từ năm 2021 với sứ mệnh chung là cung cấp cho các chuyên gia y tế đang làm việc quá sức một bộ công cụ kỹ thuật số tốt hơn trên đám mây.

Một nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy cứ mỗi giờ dành cho bệnh nhân, các bác sĩ dành hai giờ để làm việc trên hồ sơ sức khỏe điện tử. Được thành lập vào năm 1979 và có trụ sở tại Thành phố Kansas, Missouri, Cerner tạo ra các công cụ giao diện giọng nói dựa trên đám mây.

Cả hai công ty tham gia thỏa thuận đều nhận thấy cơ hội doanh thu dồi dào, đặc biệt là mở rộng các công cụ đám mây, AI và máy học cho các khách hàng chăm sóc sức khỏe của Cerner.

5.6. Broadcom mua VMware

Giá trị: 61 tỉ USD

Khi thương vụ mua lại công ty cung cấp dịch vụ đám mây cho ứng dụng VMware của nhà sản xuất chip khổng lồ Broadcom được thực hiện, một số nhà đầu tư của VMware không hài lòng vì họ đã thấy thói quen sa thải nhân viên của Broadcom sau các thương vụ mua lại trước đây.

Được thành lập vào năm 1998 bởi một nhóm sinh viên tốt nghiệp UC Berkeley, VMware đã phát triển qua hai lần mua lại trước đây.

Việc mua lại VMware được thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phần mềm của Broadcom. Nếu thương vụ thành công, đây sẽ là một trong những thương vụ mua lại công ty công nghệ lớn nhất từ trước đến nay, đứng sau thương vụ mua EMC trị giá 67 tỉ USD của Dell và thương vụ Microsoft mua lại Activision Blizzard với giá 68,7 tỉ USD đang chờ xử lý.

5.7. Microsoft thâu tóm Activision Blizzard

Giá: 68,7 tỉ USD

Trong thỏa thuận đã trở thành một trong những thỏa thuận gây tranh cãi nhất trong năm, Microsoft đã báo hiệu một kỷ nguyên mới của trò chơi bằng cách đặt cược lớn (bằng tiền mặt) rằng tương lai của trò chơi là trên đám mây.

Thỏa thuận này đã đưa các thương hiệu trò chơi nổi tiếng gia nhập hệ sinh thái game của Microsoft, bao gồm Warcraft, Call of Duty, Overwatch và Candy Crush.

Và nếu được hoàn tất, Microsoft trở thành công ty game lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Sony và Tencent./.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Lợi ích của mua bán công ty là gì?

Công ty không hoạt động hoặc không còn nhu cầu hoạt động thì chủ sở hữu có thể lựa chọn giữa việc đóng mã số thuế vĩnh viễn hoặc chuyển nhượng mã số thuế/ doanh nghiệp cho một cá nhân khác -gọi là bán công ty. Lợi ích của bán xác công ty là gì:
  • Không tốn chi phí thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản công ty;
  • Nhận được một khoản tiền từ việc bán xác công ty;

6.2. Những điều cần lưu ý khi bán công ty là gì?

Để được giá cao thì sổ sách, hóa đơn cần đầy đủ và chính xác;Không nợ thuế hoặc đã giải quyết các nghĩa vụ về tài chính với nhà nước;Không nợ hoặc công khai các hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay với bên thứ ba;Cần sự đồng ý của toàn bộ thành viên khi bán công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần;

6.3. Doanh nghiệp được mua lại người lao động sẽ mất việc?

Mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc người lao động có tiếp tục làm việc khi công ty bị mua lại. Tuy nhiên Bộ luật Lao động 2019 có đề cập qua về vấn đề này tại Điều 43 và Điều 47. Khi doanh nghiệp sáp nhập, bán người lao động mất việc thì sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp mất việc. Người chủ doanh nghiệp lên phương án sử dụng lao động, nhưng chưa có quy định cụ thể về phương án này.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Những thương vụ M&A nổi tiếng thế giới mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo