Những nét văn hóa công sở trong ngành kiểm sát

Những nét văn hóa công sở trong ngành kiểm sát
Những nét văn hóa công sở trong ngành kiểm sát

Ngành đã triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05/CT-VKSTC-TTr ngày 31/3/2014 về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân; Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về quy tắc ứng xử của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của toà án; Quyết định số 08/QĐ-VKSTC ngày 16/01/2020 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân; tiếp tục hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025. Các văn bản nêu trên quy định chuẩn mực ứng xử, những việc phải làm hoặc không được làm của cán bộ, kiểm sát viên trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nội bộ cơ quan, quan hệ xã hội và trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho cán bộ lãnh đạo là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, trưởng các phòng nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên hai cấp. Đồng thời tạo cơ chế tốt cho cán bộ phát triển trong môi trường hòa đồng, thân thiện và tính đoàn kết cao. Quan trọng hơn chính là thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử với đồng nghiệp và Nhân dân từ những việc làm nhỏ nhất.
Quá trình xây dựng văn hóa nơi công sở của đơn vị bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực chấn chỉnh và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, tạo được sự thống nhất chung về nhận thức, coi việc thực hiện văn hóa công sở là một phần của nhiệm vụ cải cách tư pháp. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên nhận thức được công việc của mình là thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và phục vụ Nhân dân.
Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, đa số cán bộ, kiểm sát viên hai cấp đều chấp hành tốt kỷ luật lao động và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định và nội quy của ngành; sử dụng trang phục kiểm sát và đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển tên trong giờ làm việc tại cơ quan, công sở và khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; thực hiện tốt nếp sống văn minh công sở khi làm việc và giao tiếp với công dân; việc tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ, việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định; không đưa hồ sơ hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ, việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; không tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ, việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định; không can thiệp trái pháp luật hoặc lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức trong ngành để bảo lãnh hoặc tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ, việc; không phát ngôn hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của ngành không đúng thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao. Không có cán bộ, công chức viết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh nặc danh hoặc mạo danh không đúng sự thật gây mất đoàn kết nội bộ và uy tín của ngành...
Để nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế văn hóa công sở đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, nhất là sự đồng thuận và tinh thần tự giác của mỗi cán bộ, kiểm sát viên. Cải thiện và nâng cao văn hóa công sở có ý nghĩa quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đẩy nhanh tiến trình cải cách tư pháp, hướng tới “Hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả”. nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh của ngành Kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1062 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo