Khi sàn thương mại điện tử nói riêng và thương mại điện tử nói chung ngày một phát triển thì việc các doanh nghiệp khai thác nguồn tài nguyên này là một điều cần thiết để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Bạn có ý tưởng về kinh doanh thương mại điện tử nhưng không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết Những điều cần lưu ý trước khi kinh doanh thương mại điện tử mà Luật ACC cung cấp cho bạn ngay sau đây để biết thêm thông tin nhé!
Những điều cần lưu ý trước khi kinh doanh thương mại điện tử
1. Thương mại điện tử là gì?
Trong nền kinh tế toàn cầu, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đã trở thành một yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Việc lồng ghép của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào kinh doanh đã cách mạng hoá mối quan hệ trong nội bộ các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt việc sử dụng CNTT&TT trong kinh doanh đã tăng cường năng suất, khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của khách hàng và tạo điều kiện cho việc phục vụ khách hàng trên diện rộng, bên cạnh việc giảm chi phí. Người ta thừa nhận rằng trong kỷ nguyên thông tin, thương mại trên Internetl à một công cụ hữu hiệu cho việc tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.
Thương mại điện tử (e-commerce) bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng cho các sản phẩm và dịch vụ. Thương mại điện tử thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất cứ sự giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng lưới máy tính. Một định nghĩa hoàn chỉnh hơn là: Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mội quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và cá. nhân.
Như vậy, TMĐT bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
- Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
Trường hợp không cư trú ở Việt Nam, muốn tạo website TMĐT tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài trước hết cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nước sở tại. Nếu không có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì phải sử dụng tên miền Việt Nam. Sau đó, cá nhân, tổ chức cần thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng theo quy định tại Điều 52 nghị định 52/2013/NĐ-CP.
3. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
- Website thương mại điện tử bán hàng;
- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Website đấu giá trực tuyến;
- Website khuyến mại trực tuyến;
- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
4. Lợi thế và thách thức của kinh doanh thương mại điện tử
Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức thương mại truyền thống
- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phí đăng ký kinh doanh,...
- Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho, và độ trễ trong phân phối hàng hóa, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường nhờ sự phát triển của mạng Internet toàn cầu
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp thông tin về sản phảm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện mua hàng trực tiếp từ trên mạng
- Thiết lập củng cố quan hệ đối tác
- Tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp
- Tạo lợi thế cạnh trtanh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại
- Thông tin giá cả, hình ảnh sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến đổi của thị trường
- Thương mại điện tử chính là cơ hội giúp doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.
Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
- Loại bỏ những trở ngại về không gian và thười gian: Khách hàng có thể tham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua hàng có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp
- Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp
- Khách hàng có thể mua được giá sản phẩm thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cũng cấp, nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp
- Thông tin trên sàn thương mại điện tử phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm kèm theo hình ảnh và âm thanh chân thực hơn
- Khách hàng giờ đây có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến: Môi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng
Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội
- Tạo ra một loại hình kinh doanh mới trên thị trường
- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá. Do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người
- Thương mại điện tử có tác động mạnh mẽ với các nước kém phát triển: Những nước kém phát triển có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet. Đồng thời tạo ra các cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức: Thương mại điện tử kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức
- Dịch vụ mau sắm hàng hóa được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước
Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó thương mại điện tử cũng có một số nhược điểm. Các doanh nghiệp có thể còn e ngại thương mại điện tử bởi những thách thức như:
Tương tác trực tiếp bị hạn chế
Tương tác mặt đối mặt đóng vai trò khá quan trọng đối với một số ngành kinh doanh và giao dịch. Tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ hoặc phong cách bán hàng của bạn, có thể khó để thể hiện toàn bộ cá tính thương hiệu của bạn khi mọi thứ đều diễn ra trên mạng.
Khó khăn về kỹ thuật
Những vấn đề kỹ thuật nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Cũng giống như một trục trặc trong chuỗi cung ứng sẽ làm bạn không thể giao sản phẩm kịp thời, hay các lỗi về Internet hoặc ổ cứng có thể khiến bạn tốn thời gian và tiền bạc.
Những mối lo về bảo mật dữ liệu
Khách hàng ngày càng cảnh giác về cách thông tin cá nhân được lưu trữ và chia sẻ. Hãy xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về chính sách bảo mật của bạn. Điều này thể hiện sự minh bạch và đảm bảo với khách hàng rằng thông tin cá nhân của họ được bạn bảo vệ an toàn.
5. Những yếu tố liên quan tới một mô hình thương mại điện tử?
Một mô hình thương mại điện tử phải có:
- Một hạ tầng kinh doanh tiện ích chia xẻ ứng dụng kỹ thuật số, bao gồm sản xuất số hoá và công nghệ phân phối (băng thông/mạng không dây, công nghệ tạo nội dung và hệ thống quản lý thông tin) cho phép doanh nghiệp tham gia tạo ra và tận dụng nền kinh tế mạng theo phạm trù và phạm vi.
- Một mô hình vận hành tinh vi, bao gồm các chuỗi cung ứng lồng ghép gồm cả chuỗi cung ứng và chuỗi mua hàng
- Một mô hình quản lý kinh doanh điện tử, bao gồm các đội kinh doanh và mối quan hệ đối tác
- Chính sách, thể chế và hệ thống xã hội – ví dụ chính sách kinh doanh đi cùng với luật thương mại điện tử, làm việc từ xa/ảo, học từ xa, chính sách khuyến khích và những chính sách khác.
6. Những điều cần lưu ý trước khi kinh doanh thương mại điện tử
Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử phù hợp, xây dựng mô hình đáp ứng đủ các tiêu chí được nêu ở trên.
Ngoài ra, Xác định đối tượng mục tiêu sẽ giúp thu hút nhóm khách hàng trung thành và nhiệt tình đến với bạn. Bạn muốn sản phẩm của mình phục vụ cho đối tượng nào? Hãy tập trung tiếp thị cho nhóm đó.
Các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáng tin cậy là yếu tố chính trong mọi thương hiệu thương mại điện tử thành công. Sản phẩm của bạn phải đáp ứng và giải quyết được nhu cầu hoặc vấn đề khách hàng gặp phải, với một mức giá hấp dẫn.
Trải nghiệm trực tuyến mượt mà: Một cửa hàng trực tuyến cần thân thiện với người dùng. Gian hàng của bạn được thiết kế mang đến trải nghiệm tốt sẽ giúp người mua dễ dàng đi đến quyết định mua hàng. Nếu khách hàng phải thực hiện quá nhiều công đoạn, họ sẽ bỏ ngang trước khi hoàn tất giao dịch và doanh thu của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Các cửa hàng thương mại điện tử thành công luôn làm sản phẩm của họ nổi bật bằng một quy trình thanh toán hợp lý. Hãy loại bỏ những bước thừa thãi, giữ cho trải nghiệm người dùng trực quan và đơn giản và bạn sẽ thu về được sự hài lòng của khách hàng.
Trên đây, Luật ACC đã tổng hợp Những điều cần lưu ý trước khi kinh doanh thương mại điện tử và một số nội dung pháp lý khác có liên quan để gửi đến bạn đọc với hy vọng giúp bạn đọc trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Nếu trong quá trình tham khảo còn nội dung nào thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tới Luật ACC theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận