An ninh hàng không là công việc kết hợp các biện pháp, trang bị, nguồn nhân lực, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó những hành vi bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Công việc chính của nhân viên kiểm soát an ninh là giám sát tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không. Đồng thời có trách nhiệm duy trì vật tư, đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất tại sân bay. Bạn đọc tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn về nhiệm vụ của hân viên kiểm soát an ninh hàng không.
1. An ninh hàng không là gì?
Khái niệm về an ninh hàng không đã được quy định rõ trong Khoản 1 điều 190 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Nội dung như sau:
An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Mục tiêu là bảo vệ an toàn cho hành khách, cho tàu bay, tổ bay và những người dưới mặt đất.
Ở thời điểm hiện tại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định vô cùng chặt chẽ trong ngành an ninh hàng không. Đây là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng với nền quốc phòng an ninh, có mối liên kết chặt chẽ, sâu sắc tới nhiệm vụ bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ yếu tố con người cho đến vật chất, cụ thể là tàu bay đều được giám sát trực tiếp cực kỳ nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo sự an toàn tuyệt đối đến mức chi tiết trong tất cả mọi hoạt động diễn ra ở sân bay.
Bên cạnh đó, các tổ chức an ninh hàng không đều được tổ chức bài bản, có khuôn mẫu. Mọi quy trình tuyển dụng, đào tạo đều vô cùng nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Tại tất cả các cảng hàng không, lực lượng túc trực bắt buộc phải có mặt thường xuyên. Như vậy mới có thể kịp thời ngăn ngừa, ứng phó với bất cứ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra.
2. Quy định về nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định quy định tại Điều 93 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
1.Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là người trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không đủ tiêu chuẩn, được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không theo quy định. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bao gồm các nhóm sau: nhân viên an ninh kiểm soát, nhân viên an ninh soi chiếu, nhân viên an ninh cơ động
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không bao gồm: nhân viên an ninh kiểm soát, nhân viên an ninh soi chiếu, nhân viên an ninh cơ động.
3. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung được tổ chức phù hợp chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
4. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan nào chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
- Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay.
- Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
Như vậy, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Có hệ thống tổ chức độc lập.
- Những người đứng đầu của các bộ phận thuộc hệ thống không kiêm nhiệm và được phê chuẩn theo quy định.
- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, cấp giấy phép theo quy định.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
- Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền.
- Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
- Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm.
- Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối.
- Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định.
- Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Nội dung bài viết:
Bình luận