Nhân viên đấu thầu là người chịu trách nhiệm đi thu thập thông tin của chủ đầu tư yêu cầu và có thể đưa ra một giá cạnh tranh với một đối thủ khác để có thể xây dựng thực hiện dự án: Tendering Officer
1. Đấu thầu là gì?
Trước khi tìm hiểu về nhân viên đấu thầu, bạn sẽ cần biết đấu thầu là hoạt động gì.
Đấu thầu là gì: Hiện tại, có khá nhiều khái niệm về đấu thầu, tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, đấu thầu chính là quá trình các chủ đầu tư, chủ dự án lựa chọn nhà thầu phù hợp để tiến hành kỹ kết, thực hiện các hợp đồng dịch vụ.
Các hợp đồng trong đấu thầu thường là hợp đồng cung cấp dịch vụ phi tư vấn, tư vấn, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng xây lắp.
Hoạt động đấu thầu được tổ chức với mục đích lựa chọn nhà thầu phù hợp dựa trên các nguyên tắc đảm bảo công bằng, cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
2. Nhân viên đấu thầu là gì?
Nhân viên đấu thầu, chính là những người sẽ là người thực hiện các công việc thu thập, tìm kiếm chủ đầu tư, thực hiện đưa ra các biện pháp đàm phán để có thể ký kết hợp đồng dịch vụ và thực hiện dự án.
3. Mô tả công việc, nhiệm vụ của nhân viên đấu thầu
Nhân viên đấu thầu sẽ có những công việc, nhiệm vụ chính như sau:
Nhóm công việc chính bao gồm
- Thực hiện chuẩn bị các đề xuất và phân tích hồ sơ mời thầu.
- Phân tích báo giá thầu cho đơn vị chủ đầu tư, chủ dự án.
- Cung cấp các dịch vụ khách hàng.
- Quản lý các cơ sở dữ liệu liên quan đến đấu thầu.
- Tổ chức các hoạt động đấu thầu.
- Giám sát quá trình đấu thầu.
Một số nhiệm vụ khác
- Thực hiện tạo hồ sơ cho hoạt động dự thầu, tính toán, dự toán giá thầu theo báo giá của chủ đầu tư.
- Tìm kiếm các nhà thầu mới, thực hiện hồ sơ thầu.
- Xây dựng định mức cụ thể từng nhóm công việc theo định mức thực tế.
- Triển khai thực hiện quy trình đấu thầu cho các dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu đấu thầu, nắm bắt được các loại vật liệu mới để giúp hoạt động đấu thầu hiệu quả.
- Sau khi đã hoàn thành quá trình đấu thầu, cần bám sát thực hiện theo hợp đồng đấu thầu đã ký.
- Liên hệ với các nhà cung cấp hoặc các nhà thầu phụ để có thể hoàn thành, triển khai được hợp đồng đấu thầu đúng tiến độ.
- Thực hiện lập các báo cáo, giải quyết các công việc khác theo yêu cầu.
4. Nhân viên đấu thầu cần có những tố chất gì?
Nhân viên đấu thầu là vị trí có khá nhiều yêu cầu khắt khe để có thể thành công. Vì vậy, nếu muốn trở thành nhân viên đấu thầu, bạn sẽ cần xem xét một số tố chất, yếu tố sau đây.
Kiến thức chuyên môn
Để trở thành nhân viên đấu thầu, kiến thức chuyên môn là yếu tố bắt buộc đầu tiên. Bạn sẽ cần tốt nghiệp hoặc theo học những ngành liên quan như kinh tế, điện, xây dựng, quản lý thi công,.. sẽ giúp hỗ trợ nhiều hơn khi làm nhân viên đấu thầu.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần có kiến thức nghiệp vụ cơ bản như các kiến thức về thành lập, tạo lập hồ sơ, hợp đồng, nghiệp vụ về báo giá, tìm kiếm thông tin,…
Thông thường, các công ty sẽ ưu tiên hơn cho những bạn là nhân viên đấu thầu đã có kinh nghiệm từ 2 năm. Vì vậy, có thể giai đoạn đầu khi bước vào nghề mức lương của bạn sẽ không cao và bạn cũng sẽ cần làm nhiều công việc hơn để tăng kinh nghiệm của mình.
Các tố chất, kỹ năng mềm khác
1. Kỹ năng tin học văn phòng
Quá trình thực hiện báo giá, hồ sơ, hợp đồng bạn sẽ cần làm trực tiếp trên máy tính là chính. Do đó, bạn sẽ cần phải có khả năng tin học văn phòng tốt. Ngoài ra, một số đơn vị hoặc nếu đấu thầu cho nhà nước cũng sẽ yêu cầu về các quy chuẩn, yêu cầu trình bày trong văn bản, hãy lưu ý vấn đề này.
2. Kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ
Nếu bạn muốn phát triển hơn khi làm nhân viên đấu thầu, hãy trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ngoại ngữ của mình. Việc đấu thầu các dự án tại công ty quốc tế hoặc các công ty đa quốc gia sẽ giúp thu nhập của bạn tăng lên đáng kể.
3. Một số kỹ năng khác
-
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Kỹ năng xử lý tình huống, xử lý vấn đề.
- Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc tốt
5. Pháp luật về xây dựng hiện hành quy định như thế nào về dự toán gói thầu xây dựng?
Về quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng, căn cứ tại Điều 16 Nghị định 10/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:
+ Gói thầu thi công xây dựng;
+ Gói thầu mua sắm thiết bị;
+ Gói thầu lắp đặt thiết bị;
+ Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
+ Gói thầu hỗn hợp.
Về giá gói thầu xây dựng, căn cứ tại Điều 19 Nghị định 10/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Giá gói thầu xây dựng là giá trị của gói thầu xây dựng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu xây dựng gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính đúng, tính đủ để thực hiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.
- Giá gói thầu được cập nhật trước ngày mở thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu nếu cần thiết.
6. Dự toán gói thầu được xác định cụ thể như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về xác định dự toán gói thầu, có nội dung cụ thể như sau:
- Dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của từng gói thầu phù hợp với thiết kế, phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của gói thầu.
- Đối với dự án thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) để triển khai hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (EPC), dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu xác định trên cơ sở thiết kế FEED.
- Đối với dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng, từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án thì dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu và thiết kế xây dựng tương ứng. Các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu được xác định như các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 12 Nghị định này, phù hợp với phạm vi, tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng gói thầu.
- Đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình, chủ đầu tư tự xác định dự toán gói thầu trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của gói thầu trong dự toán xây dựng công trình được duyệt nếu cần thiết.
- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu được xác định phù hợp với hình thức hợp đồng sử dụng cho gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu cụ thể như sau:
- Việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định này.
- Chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định này để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định này. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định này.
- Tùy theo đặc điểm, tính chất của gói thầu, việc điều chỉnh các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này được thực hiện như quy định đối với điều chỉnh dự toán xây dựng công trình tại Điều 15 Nghị định này.
Nội dung bài viết:
Bình luận