Sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu đem lại cuộc sống mọi người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ các thành viên trong xã hội gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và phát triển. Họ cần sự trợ giúp của những cá nhân và các tổ chức xã hội. Vậy Nhân viên công tác xã hội là gì? Đóng vai trò như thế nào trong xã hội? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Nhân viên công tác xã hội là gì?
Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH để trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”. (Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế -IFSW)
- Nhân viên công tácxã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ những nền tảng kiến thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội (DuBois and Miley, 2005: 5)
Trình độ tối thiểu quy định đối với nhân viên công tác xã hội ở những nước có nghề CTXH phát triển như ở Mỹ, Anh, Canađa, Australia, Philipine, v.v là phải tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, để được hành nghề, nhân viên công tác xã hội cần đăng ký và ở một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành nghề CTXH rồi mới được hành nghề. Những người tham gia hoạt động CTXH chưa có bằng quy chuẩn được gọi là nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp (para-professional) hoặc là những cộng tác viên.
2. Tiêu chuẩn chung của nhân viên công tác xã hội là gì?
Căn cứ nội dung tại Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp;
- Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng;
- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
Theo đó, để trở thành nhân viên công tác xã hội, điều đầu tiên cần phải đáp ứng chính là 06 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp nêu trên.
3. Nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ, năng lực nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội bên cạnh đáp ứng các điều kiện chung về đạo đức nghề nghiệp còn cần phải thỏa mãn 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội
Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác:
+ Phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghề nghiệp
- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội;
- Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;
- Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
Như vậy, muốn trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên.
4. 06 Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là gì?
Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, như sau:
- Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
- Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;
- Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
- Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội trong phạm vi được phân công, gồm:
+ Tư vấn;
+ Tham vấn;
+ Trị liệu;
+ Phục hồi chức năng;
+ Giáo dục;
+ Đàm phán;
+ Hòa giải;
+ Tuyển truyền;
- Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
- Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;
- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
Như vậy, nhân viên công tác xã hội cần phải thực hiện theo 09 nhiệm vụ nêu trên.
Từ ngày 28/01/2023, Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH sẽ chính thức có hiệu lực.
5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội năm 2023
Vai trò là người vận động nguồn lực trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề; Vai trò là người kết nối - khai thác, giới thiệu thân chủ tiếp cận tới các dịch vụ, chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng; Vai trò là người biện hộ/vận động chính sách giúp bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà họ là đối tượng được hưởng.
Vai trò là người giáo dục cung cấp kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết; Vai trò là người tham vấn giúp cho những đối tượng có khó khăn về tâm lý, tình cảm và xã hội vượt qua được sự căng thẳng, khủng hoảng duy trì hành vi tích cực đảm bảo chất lượng cuộc sống; Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp đối tượng như trực tiếp cung cấp dịch vụ chăm sóc đối tượng yếu thế; Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng: trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã cộng đồng được xác định, nhân viên công tác xã hội giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
Vai trò người tạo sự thay đổi về đời sống cũng như tư duy của người yếu thế và người dân trong cộng đồng nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống; Vai trò là người nhà đào tạo, nghiên cứu và quản lý hành chính giúp đào tạo thế hệ nhân viên CTXH, đưa ra những nghiên cứu lý luận và xây dựng mô hình giúp đỡ đối tượng và quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Trên đây là Nhân viên công tác xã hội là gì? Đóng vai trò như thế nào trong xã hội mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận