Nguyên tắc tuân thủ hiến pháp và pháp luật [Chi tiết 2024]

Hiến Pháp và pháp luật đóng vai trò quan trọng trong đời sống, xã hội, chính vì vậy việc tuân thủ hiến pháp và pháp luật có ý nghĩa quan trọng không kém. Vậy Tuân thủ hiến pháp và pháp luật là gì? Nguyên tắc tuân thủ hiến pháp và pháp luật [Chi tiết 2023] như thế nào? Mời bạn đọc  cùng Luật ACC làm rõ ở bài viết này nhé! 

1. Hiến pháp và pháp luật là gì? 

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Cụ thể, định nghĩa về pháp luật gồm các yếu tố sau:

- Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn.

- Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

- Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, bởi vậy các chủ thể sẽ không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật.

- Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

Tóm lại, khi nói đến pháp luật thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính bắt buộc và phổ biến, áp dụng trong toàn xã hội và được áp dụng nhiều lần.

Căn cứ Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định về hiến pháp như sau:

- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Như vậy, Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

2. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật là gì? [Chi tiết 2023]

Căn cứ vào tính chất hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã  chia ra các hình thức thực hiện pháp luật sau: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Việc phân chia thực hiện pháp luật thành các hình thức nêu trên có tính tương đối vì trong hình thức này lại chứa đựng cả những yếu tố của hình thức khác. 

- Tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Ở hình thức này chỉ đòi hỏi mỗi người tự kiềm chế mình, không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Chủ thể tuân thủ pháp luật là các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân, cán bộ, công chức và mọi công dân. 

Nguyên tắc tuân thủ hiến pháp và pháp luật [Chi tiết 2023]
Nguyên tắc tuân thủ hiến pháp và pháp luật [Chi tiết 2023]

Tuân thủ pháp luật là 01 trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, được hiểu là việc một chủ thể kiềm chế bản thân, không cho mình thực hiện những điều pháp luật cấm.

Ví dụ:

- Pháp luật cấm cán bộ, công chức, viên chức không nhận hối lộ thì biểu hiện hành vi tuân thủ pháp luật đối với quy định cấm này là việc chủ thể kiềm chế bản thân không thực hiện nhận hối lộ. 

 Xem thêm bài viết: Vì sao phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật? [Chi tiết 2023]

Về bản chất thì tuân thủ hiến pháp và pháp luật là việc thực hiện hiến pháp và pháp luật có tính chất thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

Có nghĩa chủ thể nhận thức được hành vi của bản thân, nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà hiến pháp và pháp luật cấm.

Việc tuân thủ hiến pháp và pháp luật được pháp luật quy định là như nhau với mọi chủ thể. Có nghĩa, tất cả công dân trong mối quan hệ với Nhà nước xã hội hay trong quan hệ cộng đồng đều phải tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật không là vấn đề của riêng cá nhân nào và cũng không loại trừ chủ thể nào.

Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường dưới dạng là quy phạm cấm đoán, buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Và pháp luật quy định cấm làm điều gì đó thì chủ thể không thực hiện hành vi này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm nào đó.

3. Nguyên tắc tuân thủ hiến pháp và pháp luật [Chi tiết 2023]

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng mang tính chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt, định hướng cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Việc quán triệt, hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện pháp luật đúng tinh thần, bản chất mà pháp luật điều chỉnh.

 Điều 8 Hiến pháp năm 2013, quy định như sau:

“Điều 8.

  1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
  2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Tuân theo pháp luật và bảo đảm giá trị pháp lý cao nhất của Hiến pháp (pháp chế xã hội chủ nghĩa). Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.  Các hoạt động đều tuân theo Hiến pháp và pháp luật: Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  tuân thủ hiến pháp và pháp luật

Nâng cao ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật là một trong những điều kiện tiên quyết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật là một công việc quan trọng, vừa có tính cấp thiết, vừa là công việc có tầm chiến lược lâu dài. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ, cùng hướng tới xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống..

Phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, làm cơ sở cho mọi hoạt động xã hội. (1)Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược pháp luật, các chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (2) Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (3) Có những biện pháp để nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội với tư cách là cơ quan có chức năng chuyên làm luật; (4) Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (5) Nâng cao chất lượng, năng lực của các cơ quan pháp chế bộ, ngành trong việc ban hành văn bản pháp quy; (7) Nhà nước cần thường xuyên tổ chức công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng người dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu, để mọi người dân có thể nắm bắt kịp thời và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây cũng chính là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết về chủ đề Nguyên tắc tuân thủ hiến pháp và pháp luật [Chi tiết 2023] và một số nội dung liên quan khác mà Luật ACC đã tổng hợp để đem đến cho  bạn đọc. Mọi thắc mắc trong quá trình tham khảo bài viết bạn vui lòng phản hồi dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo