Nguyên tắc thỏa thuận trong luật dân sự? [Chi tiết 2024]

Nguyên tắc của một ngành luật nói chung được ví như xương sống của một con người. Nguyên tắc của luật dân sự là những quy tắc chung được pháp luật quy định có vai trò định hướng và chỉ đạo toàn bộ các quy phạm của luật dân sự. Các nguyên tắc của luật dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc áp dụng đúng luật dân sự, ngoài ra còn là cơ sở để áp dụng pháp luật trong những trường hợp các quan hệ xã hội chưa có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Vậy nguyên tắc của luật dân sự là gì? Nguyên tắc thỏa thuận của luật dân sự được quy định như thế nào? Hãy xem bài viết dưới đây.

Bn
Nguyên tắc thỏa thuận trong luật dân sự? [Chi tiết 2023]

1. Luật dân sự là gì?

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự?

Để quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của các văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, phản ánh tốt hơn đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Với mục tiêu đó, động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc; động viên và tạo mọi điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Trong đó, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.

Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Trong đó, mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những nhóm quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Đe điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước sử dụng các biện pháp tác động khác nhau, hướng cho các quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước. Phương pháp tác động của Nhà nước lên các quan hệ xã hội có những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật.

3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là gì?

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những quan điểm, tư tưởng xuyên suốt, mẫu mực trong toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật dân sự, được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 gồm 5 nguyên tắc như sau:

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của thuật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4.Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

4. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 BLDS 2015, là nguyên tắc quan trọng bao trùm lên toàn bộ quan hệ dân sự, nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự, những quan hệ mang tính chất cá nhân. Nguyên tắc này được đưa lên là nguyên tắc đầu tiên trong các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự có ý nghĩa nhấn mạnh việc áp dụng nguyên tắc này trong các giao dịch dân sự của đời sống xã hội, vì phần lớn các quan hệ trong đời sống dân sự được thực hiện thông qua hình thức cam kết, thỏa thuận.

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận có nội dung cơ bản là: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”. Theo đó, các chủ thể hoàn toàn tự quyết định có thể tham gia hay không tham gia các giao dịch dân sự, chủ thể khác không được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa hay ngăn cản; có quyền thỏa thuận và lựa chọn nội dung và hình thức của cam kết, trừ những nội dung pháp luật bắt buộc các bên phải tuân thủ khi xác lập giao kết; có quyền thay đổi, tạm đình chỉ hay hủy bỏ việc thực hiện cam kết, thỏa thuận xuất phát từ lợi ích của mình và phù hợp với lợi ích của đối tác và người thứ ba; có quyền hòa giải, tự giải quyết các tranh chấp hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý và tạo môi trường lành mạnh và ổ định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các chủ thể được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nguyên tắc này còn ghi nhận mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Nghĩa là, sự tự do, cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội của các bên trong các giao dịch dân sự có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì phải tuân theo, chỉ khi các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với nhau thì tuân theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, sự tự do cam kết, thỏa thuận của các bên còn được pháp luật bảo hộ, nghĩa là những cam kết, thỏa thuận đó phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

Trường hợp có vi phạm nguyên tắc này, thì giao dịch dân sự mà các bên tham gia sẽ bị coi là vô hiệu, song sự vô hiệu đó chỉ là tương đối, nghĩa là hiệu lực giao dịch đó phụ thuộc vào sự lựa chọn và tự do ý chí của các bên có thể thay đổi cam kết, thỏa thuận đó hay không.

5. Phân tích về thỏa thuận dân sự không vi phạm "điều chấm pháp luật" và không trái "đạo đức xã hội"

Dù được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự 2015, “điều cấm của luật” hay “đạo đức xã hội” vẫn là những khái niệm không rõ ràng và không dễ dàng xác định. Bên cạnh đó, các khái niệm này hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo thời gian, không gian và đối tượng áp dụng. Điều 123 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều cấm của luật như sau:

“Điều cấm của luật là những quỵ đinh cùa luât không cho phép chù thể thưc hiên những hành vi nhất đinh.”

Có hai điều cần lưu ý liên quan đến điều cấm của luật.

Thứ nhất, so với Bộ luật Dân sự trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 đã giới hạn phạm vi hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên từ điều cấm của “pháp luật” thành điều cấm của “luật.” Luật bao gồm Hiến pháp, bộ luật và luật do Quốc hội ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật khác là các văn bản dưới luật và điều cấm trong các văn bản này không hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 xuất phát từ một nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp 2013 là quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật và được khái quát hóa để áp dụng cho quyền của cá nhân và pháp nhân trong quan hệ hợp đồng. Do vậy, việc vi phạm điều cấm trong các văn bản dưới luật không dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu mặc dù có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý khác như trách nhiệm dân sự (ví dụ bồi thường thiệt hại), trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, so với Luật Thưong mại 2005, “điều cấm của luật” theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cũng hạn chế hon so với “quy định của pháp luật” theo quy định của Luật Thưong mại 2005. “Quy định của pháp luật” có thể bao gồm (ngoài quy định khác) điều cấm của pháp luật và quy định buộc chủ thể phải tuân thủ nghĩa vụ do pháp luật quy định. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thỏa thuận trái quy định của pháp luật mà không phải là điều cấm của luật không dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu mặc dù có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý khác như trách nhiệm dân sự (ví dụ bồi thường thiệt hại), trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự.

Sự phát triển của pháp luật trong thời gian gần đây, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ người yếu thế, ngày càng thể hiện rõ quan điểm hạn chế quyền tự do thỏa thuận trong trường hợp thỏa thuận đó có thể dẫn đến sự không công bằng cho bên yếu thế. Mục đích của các quy định này là để pháp luật bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng với bên còn lại. Những đối tượng này được bảo vệ do họ thường bị hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm, khả năng tiếp cận thông tin, khả năng đàm phán và thương lượng hợp đồng cũng như các hạn chế và bất lợi khác so với bên còn lại. Do vậy, những đối tượng này không có điều kiện để hoàn toàn “tự do thỏa thuận” về mọi vấn đề có liên quan trong hợp đồng. Hai nhóm đối tượng điển hình là người tiêu dùng trong quan hệ với bên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (453 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo