Những nguyên tắc cơ bản khi ký kết hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nó tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng; là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra; đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Như vậy, bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần thiết có sự xuất hiện của hợp đồng. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Những nguyên tắc cơ bản khi ký kết hợp đồng dịch vụ.

Commercial Law
Những nguyên tắc cơ bản khi ký kết hợp đồng dịch vụ

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”Tại Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:

“Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng dịch vụ?

Đối với bên sử dụng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 515 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”Theo đó, người sử dụng dịch vụ cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Đồng thời có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

Đối với bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ và quyền được quy định tại Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ
1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.”Theo đó, bên cung ứng có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc và yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

3. Những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dịch vụ

Luật Thương mại năm 2005 quy định sáu nguyên tắc cơ bản mà khi thực hiện các hoat động thương mại cũng như khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại, các chủ thể của hợp đồng thương mại, các thương nhân, các doanh nghiệp phải tuân thủ. Sáu nguyên tắc đó là:

-        Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại;

-        Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại;

-        Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên;

-        Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại;

-        Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;

-        Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.

Những nguyên tắc này được quy định từ Điều 10 đến Điều 15 của Luật Thương mại năm 2005.

Trên đây là nội dung Những nguyên tắc cơ bản khi ký kết hợp đồng dịch vụ. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo