Mỗi quốc gia có một hệ thống kế toán nói chung và chế độ tài chính nói riêng; để phục vụ nhu cầu quản lý của nền kinh tế quốc dân; với cơ chế lãnh đạo quốc gia. Thực tế còn tồn tại nhiều các mô hình kế toán khác nhau; tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất; và có thể là một công cụ quản lý thông tin tài chính; thì việc làm kế toán cần phải tuân thủ một số các nguyên tắc cơ bản trong kế toán; phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong điều kiện phát triển kinh tế; và khả năng quản lý của mỗi quốc gia. Trong đó chúng ta hãy Tìm hiểu về nguyên tắc giá gốc trong luật kế toán.

1. Khái niệm về nguyên tắc kế toán là gì?
Nguyên tắc kế toán được hiểu là những hướng dẫn cơ bản, các quy định và chuẩn mực chung mà những nhân viên trong ngành kế toán phải thực hiện và áp dụng vào trong công việc. Các nguyên tắc này không chỉ dành cho những nhân viên kế toán mà các doanh nghiệp, tổ chức đều phải chấp hành trong suốt quá trình thực hiện các công việc của kế toán và báo cáo tài chính. Các nguyên tắc cơ bản của kế toán luôn không ngừng được cải tiến để phù hợp với thời thế cũng như mang lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất đối với người thực hiện và tuân theo.
2. Nguyên tắc giá gốc là gì?
2.1. Thế nào là giá gốc?
Giá gốc là gì? Giá gốc được hiểu là nguyên giá của một hàng hóa, một sản phẩm. Nguyên tắc giá gốc là một trong 7 nguyên tắc kế toán được vận dụng trong chế độ kế toán Việt Nam. Vậy nguyên tắc giá gốc (historical cost principle) như thế nào?
2.2. Nguyên tắc giá gốc là gì?
Nội dung đầy đủ của nguyên tắc giá gốc (historical cost principle) là: “Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.”
Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc giá gốc thì các đối tượng kế toán, cụ thể là tài sản, sẽ được ghi nhận theo giá gốc ban đầu và không căn cứ vào giá trị thị trường của các đối tượng kế toán đó.
Nguyên tắc giá gốc không quan tâm đến giá trị hợp lý hay giá trị thị trường, giá trị đánh giá lại tài sản.
3. Nội dung của nguyên tắc giá gốc
Nội dung của nguyên tắc giá gốc theo VAS số 1 – Chuẩn mực chung được quy định cụ thể như sau:
- Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
- Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
- Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có qui định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Chú ý
Theo nguyên tắc giá gốc thì khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không phải theo giá trị trường, tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí liên quan để đưa chúng vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT).
Ví dụ
Một lô hàng hóa được mua nhập kho ngày 01/12/N với giá 100 triệu đồng và chưa xuất kho trong năm N. Tại ngày 31/12/N giá thị trường của lô hàng hóa này là 90 triệu đồng.
Theo nguyên tắc giá gốc, kế toán vẫn ghi nhận giá trị của lô hàng đó trên báo cáo kế toán ngày 31/12/N là 100 triệu đồng.
4. Một số lưu ý cần ghi nhớ
4.1. Nguyên tắc giá gốc có hạn chế về tiềm năng tài sản của doanh nghiệp
Do tài sản được ghi nhận theo giá gốc ban đầu tại thời điểm mua nên giá trị ghi nhận trên sổ sách của tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường thực tế của nó. Vì vậy, các bên liên quan có thể nhầm lẫn hoặc chưa đánh giá đúng về tiềm năng của tài sản nếu chỉ phụ thuộc vào đánh giá các thông tin trên sổ sách kế toán.
Giải pháp cho vấn đề này là khi được giao dịch trong quá trình tồn tại thì các tài sản thường được đánh giá lại để phù hợp với giá trị trao đổi trên thị trường.
4.2. Nguyên tắc giá gốc cần áp dụng linh hoạt kết hợp với các nguyên tắc kế toán khác
Căn cứ vào nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục thì nguyên tắc giác gốc sẽ không được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản và không còn hoạt động. Lúc này, tài sản doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại để phù hợp với giá trị thực tế và giá trị thị trường.
Riêng với trường hợp doanh nghiệp phá sản và không hoạt động nữa thì tài sản sẽ được mang ra để trả nợ cho doanh nghiệp. Lúc này, tài sản cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý phù hợp.
4.3. Giá gốc của tài sản cần được xác định chính xác
Đây vừa là một lưu ý, đồng thời cũng là sai phạm mà kế toán doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình xác định giá gốc của tài sản. Rất nhiều kế toán doanh nghiệp ghi nhận các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là chi phí và ghi sổ vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tìm hiểu về nguyên tắc giá gốc trong luật kế toán cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận