Nguyên nhân đô thị hóa ở nước ta là gì?

Đô thị hóa phát triển song hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, là tấm gương phản chiếu sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, bắt đầu với những đô thị đầu tiên gắn với nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Đây cũng là một hiện tượng kinh tế- xã hội nổi bật thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đô thị hóa là gì và ý nghĩa đô thị hóa là gì, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.

Nguyên Nhân đô Thị Hóa ở Nước Ta Là GìNguyên nhân đô thị hóa ở nước ta là gì

1. Đô thị hóa là gì?

Đô thị là các khu vực dân cư tập trung sinh sống với mật độ cao và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và vùng lãnh thổ, một địa phương.

Thuật ngữ đô thị hóa (tiếng Anh: Urbanization) xuất hiện từ thế kỷ 19 nhưng chỉ thật sự phổ biến từ thế kỷ 20, khi quá trình đô thị hóa bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Côn, đô thị hóa biểu hiện ở 4 phương diện:

  • Dân cư vùng nông thôn di cư dồn vào đô thị và số lượng đô thị ngày càng tăng, tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân ngày càng nâng cao.
  • Phương thức sinh hoạt, phương thức làm việc và phương thức tư duy của dân cư từng bước mang tính đô thị.
  • Quan hệ giữa thành thị và nông thôn không ngừng biến đổi, đô thị trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, là động lực chủ yếu của sự phát triển đi lên trong xã hội.
  • Khu vực phi đô thị dần chuyển thành trạng thái khu vực có tính đô thị.

Còn theo TS Trương Quang Thao, đô thị hóa là một hiện tượng xã hội liên quan đến những chuyển dịch về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian và môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học-kỹ thuật tạo đà thúc đẩy phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch chuyển dân cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh phát triển kinh tế làm nền tảng cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa.

Tóm lại, đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội đa diện về dân cư, kinh tế - xã hội và môi trường. Quá trình đô thị hóa gồm các nội dung sau: Gia tăng tỷ trọng dân số đô thị; phát triển mạng lưới đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn; phổ biến lối sống đô thị và nâng cao vai trò của đô thị trong phát triển kinh tế- xã hội.

Các giai đoạn đô thị hóa

Lịch sử đô thị hóa gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 trình độ phát triển lực lượng sản xuất và cũng là 3 giai đoạn của văn minh nhân loại

Giai đoạn 1 (thời kỳ văn minh nông nghiệp).

Ở giai đoạn này, đô thị mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, phân bố phân tán với quy mô và cấu trúc đơn giản. Chức năng đô thị chủ yếu là hành chính, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quá trình gia tăng dân số và số lượng các đô thị diễn ra chậm chạp.

Giai đoạn 2 (thời kỳ văn minh công nghiệp)

Các đô thị phát triển mạnh song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy tập trung sản xuất và dân cư vào đô thị tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau. Giai đoạn này, đô thị hóa tăng tốc với sự tăng nhanh về quy mô, tỷ trọng dân số đô thị và mở rộng mạng lưới đô thị.

Giai đoạn 3 (văn minh hậu công nghiệp)

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, cơ cấu kinh tế trở nên phức tạp và dịch vụ xã hội cũng đòi hỏi quy mô và chất lượng cao dẫn đến sự tăng mạnh về các hoạt động, dịch vụ... làm thay đổi phương thức sản xuất và sinh hoạt, lao động trong xã hội. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn, tỷ trọng dân số đô thị đi vào sự ổn định, tăng rất chậm hoặc không tăng.

  1. 2. Các loại hình đô thị hóa

Đô thị hóa tập trung: Loại hình này phổ biến ở nửa đầu quá trình đô thị hóa, khi các luồng di cư nông thôn- đô thị được tăng cường và hoạt động kinh tế phi nông nghiệp tập trung vào đô thị. Mạng lưới đô thị quốc gia chủ yếu là các đô thị nhỏ. Với loại hình này, quy mô dân số và diện tích đô thị sẽ không ngừng tăng lên với mật độ dân số tăng cao.

Đô thị hóa phân tán: Loại hình đô thị hóa này diễn ra khi đô thị hóa đã ở trình độ cao, đòi hỏi phân tán công năng đô thị ra bên ngoài để tránh sức ép từ vùng nội đô, gây các hệ quả tiêu cực. Ở loại hình này, khu vực ngoại ô được mở rộng mạnh mẽ, các hoạt động kinh tế đô thị, công trình văn hóa, giáo dục và y tế cũng được đẩy ra vùng ngoại ô.

3. Các giai đoạn đô thị hóa

Lịch sử đô thị hóa gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 trình độ phát triển lực lượng sản xuất và cũng là 3 giai đoạn của văn minh nhân loại

Giai đoạn 1 (thời kỳ văn minh nông nghiệp).

Ở giai đoạn này, đô thị mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, phân bố phân tán với quy mô và cấu trúc đơn giản. Chức năng đô thị chủ yếu là hành chính, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quá trình gia tăng dân số và số lượng các đô thị diễn ra chậm chạp.

Giai đoạn 2 (thời kỳ văn minh công nghiệp)

Các đô thị phát triển mạnh song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy tập trung sản xuất và dân cư vào đô thị tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau. Giai đoạn này, đô thị hóa tăng tốc với sự tăng nhanh về quy mô, tỷ trọng dân số đô thị và mở rộng mạng lưới đô thị.

Giai đoạn 3 (văn minh hậu công nghiệp)

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, cơ cấu kinh tế trở nên phức tạp và dịch vụ xã hội cũng đòi hỏi quy mô và chất lượng cao dẫn đến sự tăng mạnh về các hoạt động, dịch vụ... làm thay đổi phương thức sản xuất và sinh hoạt, lao động trong xã hội. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn, tỷ trọng dân số đô thị đi vào sự ổn định, tăng rất chậm hoặc không tăng.

4. Ý nghĩa của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, làm thay đổi đặc trưng dân số và phân bố dân cư. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các hình mẫu kết hôn, phụ nữ trong môi trường đô thị tham gia nhiều vào đời sống xã hội, trình độ học vấn và văn hóa cao hơn nông thôn. Môi trường đô thị cũng làm thay đổi quan niệm về sinh đẻ, nhu cầu cá nhân và các giá trị sống. Hôn nhân tự nguyện dần trở thành tất yếu, tỷ suất sinh thấp,…

Thứ hai là thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đô thị hóa góp phần cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ. Ngoài ra, đô thị hóa cũng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đặc tính lợi ích mang lại khác nhau giữa các hợp phần của nền kinh tế. Theo đó, đô thị hóa sẽ làm chuyển dịch cơ cấu ngành sang công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi sinh kế. Trong quá trình đô thị hóa, sinh kế của người dân bị tác động mạnh mẽ nên người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các cơ sở vật chất hiện đại của đô thị, những mối quan hệ truyền thống dần rạn nứt và hình thành các quan hệ mới, con người cũng thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh xã hội mới.

Thứ tư, đô thị hóa thúc đẩy thay đổi mục đích sử dụng đất: Mục đích sử dụng đất chuyển sang các hoạt động kinh tế đô thị như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp cũng thay đổi theo hướng phù hợp với đặc thù đô thị, tức là hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất đô thị tăng lên.

5. Nguyên nhân đô thị hóa ở nước ta là gì?

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế- xã hội, đặc biệt là tổ chức các trung tâm phát triển kinh tế của vùng, các mối liên hệ kinh tế nội vùng cũng như các mối liên hệ quốc tế. Vị trí địa lý ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị. Các đô thị lớn có lịch sự phát triển lâu đời đều nằm ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vận tải, ở dọc lưu vực sông, trung tâm vùng châu thổ,… Trong điều kiện hiện đại, nhiều đô thị lớn nằm ở các dải ven biển của các quốc gia.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đô thị được hình thành và phát triển gắn với những điều kiện tự nhiên đặc thù của lãnh thổ. Địa hình ảnh hưởng đến việc xác định vị trí, hình thái không gian đô thị, tổ chức đất đai xây dựng đô thị,… điều kiện đất đai ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Tài nguyên mặt nước và nước ngầm là nguồn cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

Điều kiện kinh tế xã hội

Đường lối và hệ thống chính sách của nhà nước: Là cơ sở pháp lý cho chính sách đô thị hóa và sự hình thành, phát triển mạng lưới đô thị. Những chính sách của nhà nước và thay đổi môi trường chính trị xã hội,… ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và cấu trúc đô thị và định hướng quá trình đô thị hóa. Chiến lược đô thị hóa là một bộ phận đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Sự phát triển kinh tế: Quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng như sự điều chỉnh địa giới hành chính, tình hình hội nhập trong nước và quốc tế đều ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa ở các quốc gia.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về ý nghĩa đô thị hóa là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo