Sơ lược về kế toán quá trình sản xuất

Kế toán quá trình sản xuất là một hoạt động vô cùng quan trọng trong hệ thống kinh tế, đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ra tài sản mới phục vụ cho xã hội. Hoạt động này chỉ tồn tại và được thực hiện trong các doanh nghiệp sản xuất, nơi mà quá trình chuyển đổi các nguyên liệu, công cụ, và lao động thành sản phẩm cuối cùng diễn ra.

Sơ lược về kế toán quá trình sản xuất
Sơ lược về kế toán quá trình sản xuất

1. Khái niệm về kế toán tổng hợp quá trình sản xuất

Trước khi tìm hiểu về sơ đồ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất thì bạn cần phải tìm hiểu rõ về các khái niệm sau:

Quá trình sản xuất: Là quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào, được nhân công trực tiếp, gián tiếp tiến hành sản xuất để hình thành nên sản phẩm, dịch vụ xuất ra. Quá trình sản xuất có thể diễn ra nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi kế toán cần sát sao và chi tiết ở từng khâu.

Kế toán quá trình sản xuất: Là người thực hiện hạch toán và tính toán ra giá trị kinh tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Để xác định được giá trị này kế toán cần có một quá trình tập hợp chi phí sản xuất ở từng công đoạn để hình thành nên sản phẩm. Và đòi hỏi phải tập hợp đúng và đủ để tính toán được chính xác giá trị của mỗi sản phẩm, dịch vụ xuất ra.

Về cơ sở để xác định các loại chi phí thì dựa theo các yếu cố cấu thành nên sản phẩm hoàn thành thì cơ sở để xác định là:

  • Nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu trực tiếp sử dụng để tạo ra sản phẩm.
  • Nhân công trực tiếp: là khoản chi phí phải trả cho người trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo để hình thành nên sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất: quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện, nước ở phân xưởng…

Hiểu rõ được quá trình sản xuất cũng như cơ sở để xác định các loại chi phí, sẽ giúp cho kế toán tổng hợp sản xuất hiểu được phạm vi và tính chất công việc của mình.

2. Các tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán

Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng chủ yếu theo phương pháp hạch toán: Theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Mỗi một thông tư sẽ có một hệ thống tài khoản khác nhau. Chính vì vậy mà các tài khoản sử dụng trong hạch toán quá trình sản xuất cũng khác nhau theo mỗi Thông tư áp dụng. Cụ thể:

Nội dung tài khoản Số TK theo Thông tư 200 Số TK theo Thông tư 133
Tiền mặt TK 111 TK 111
Tiền gửi ngân hàng TK 112 TK 112
Chi phí trả trước TK 142 TK 142
Nguyên vật liệu TK 152 Tk 152
Công cụ, dụng cụ TK 153, có 4 tài khoản cấp 2:TK 1531: CCDC

TK 1532: Bao bì luân chuyển

TK 1533: Đồ dùng cho thuê

TK 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế

TK 153, không có TK cấp 2
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 TK 154
Thành phẩm TK 155 TK 155
Hao mòn TSCĐ TK 214 TK 214
Phải trả công  nhân viên TK 334, có 2 tài khoản cấp 2TK 3341: Phải trả công nhân viên

TK 3348: Phải trả lao động khác

TK 334, không có TK cấp 2
Chi phí phải trả TK 335 TK 335
Phải trả phải nộp khác TK 338, có TK cấp 2TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế

Tk 3386: Bảo hiểm thất nghiệp

TK 338, có TK cấp 2TK 3382: Kinh phí công đoàn

TK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế

Tk 3385: Bảo hiểm thất nghiệp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 TK 154
Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 TK 154
Chi phí sản xuất chung TK 627 TK 154

Trên đây, là bảng hệ thống tài khoản sử dụng chủ yếu trong kế toán tổng hợp quá trình sản xuất theo 2 Thông tư. Kế toán cần nắm rõ và áp dụng hạch toán theo đúng Thông tư mà doanh nghiệp đã lựa chọn và phải có sự thống nhất trong niên độ kế toán.

3. Cách định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu

Các nghiệp vụ cơ bản trong quá trình hạch toán tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh phải được định khoản theo đúng Thông tư mà doanh nghiệp áp dụng

Tương ứng với hai hình thức áp dụng là theo Thông tư 200 và Thông tư 133 thì cách hạch toán nghiệp vụ kế toán tổng hợp quá trình sản xuất cũng có những sự khác nhau. Cụ thể:

Nội dung Định khoản theo Thông tư 200 Định khoản theo Thông tư 133
1. Khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất Nợ Tk 621: Chi phí NVL trực tiếpCó TK 152: Nguyên, vật liệu Nợ Tk 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 152:  Nguyên, vật liệu
2. Xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ quản lý Nợ Tk 627: Chi phí NVL trực tiếpCó TK 152: Nguyên, vật liệu Nợ Tk 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 152: Nguyên, vật liệu
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếpNợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 334: Phải trả nhân viên

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 334: Phải trả nhân viên
4. Trích bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếpNợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 334: Phải trả nhân viên

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 334: Phải trả nhân viên
5. Xuất công cu dụng cụ cho phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chungCó Tk 153: Công cụ dụng cụ

Có thể hạch toán theo các TK cấp 2

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó Tk 153: Công cụ dụng cụ

Không có TK cấp 2

6. Nếu công cụ, dụng cụ có giá trị lớn cần phải phân bổ vào nhiều kỳ a, Nợ Tk 242 – Chi phí trả trướcCó TK 153: Công cụ dụng cụ (nguyên giá)

b, Phân bổ trong kỳ

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có Tk 242: Chi phí trả trước (theo mức phân bổ trong kỳ)

a, Nợ Tk 242 – Chi phí trả trướcCó TK 153: Công cụ dụng cụ (nguyên giá)

b, Phân bổ trong kỳ

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có Tk 242: Chi phí trả trước (theo mức phân bổ trong kỳ)

7. Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chungCó Tk 214: Hao mòn TSCĐ Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó Tk 214: Hao mòn TSCĐ
8. Các chi phí có liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất: điện, nước, sửa chữa TSCĐ… Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chungCó Tk 111, 112, 331 Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó Tk 111, 112, 331
9. Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 622: Nhân công trực tiếpNợ Tk 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 335: Chi phí trả trước

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 335: Chi phí trả trước
10. Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đang dùng trong phân xưởng Nợ Tk 627: Chi phí sản xuất chungCó TK 335: Chi phí trả trước Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 335: Chi phí trả trước
11. Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sang tài khoản chi phí SXKD dở dang để tổng hợp quá trình sản xuất và tính giá thành Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 621

Có TK 622

Có TK 627

Không cần thực hiện bút toán kết chuyển
12. Nếu có phế liệu thu hồi và nhập kho Nợ TK 152: Nguyên vật liệuCó TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 152: Nguyên vật liệuCó TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
13. Giá thành của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ Nợ TK 155: Thành phẩmCó TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 155: Thành phẩmCó TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
14. Nếu sản phẩm hoàn thành tiến hành xuất bán, không nhập kho Nợ TK 632: giá vốn hàng bánCó TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 632: giá vốn hàng bánCó TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trên đây là những định khoản cơ bản trong quá trình hạch toán tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc thù nghề nghiệp và quản lý mà có những nghiệp vụ khác nhau, song đều phải tuân theo quy định của Luật kế toán cũng như đúng theo Thông tư đang áp dụng.

3. Mọi người cùng hỏi/ Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để bạn phân tích một bảng cân đối kế toán?

Bảng cân đối kế toán của một công ty có thể được đánh giá bằng ba loại thước đo chất lượng đầu tư chính: vốn lưu động hoặc thanh khoản ngắn hạn, hiệu suất tài sản và cơ cấu vốn hóa.

Hệ số khả năng thanh toán là gì?

Đâу lầ các hệ ѕố thanh khoản của doanh nghiệp, có chức năng phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ haу không.

Ý nghĩa của tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là gì?

Hệ ѕố nàу thể hiện tỷ lệ giữa ᴠốn chiếm dụng ᴠà ᴠốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nàу cao hơn 100% thì đồng nghĩa ᴠới ᴠiệc doanh nghiệp chiếm dụng ᴠốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, ᴠà ngược lại.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo