1. Khái niệm nguyên đơn

Nguyên đơn được hiểu là đương sự trong một vụ án cụ thể. Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn trong vụ án dân sự được hiểu là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Như vậy, nguyên đơn có thể là người khởi kiện hoặc người được người khác khởi kiện thay. Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.
2. Đặc điểm của nguyên đơn
Nguyên đơn thường có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nguyên đơn là người từ đủ 18 tuổi trở loeen có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án sẽ do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
+ Trường hợp nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Lúc này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Còn đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện
+ Trường hợp nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Toà án.
Như vậy, tuỳ theo năng lực pháp luật tố tụng dấn sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự mà nguyên đơn sẽ là người có quyền khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện thay
Trường hợp Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì người có quyền, lợi ích hợp pháp được bảo vệ có thể tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn. Còn Viện kiểm sát, tổ chức xã hội không phải là nguyên đơn.
- Thứ hai, về đối tượng, nguyên đơn có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Khi tham gia tố tụng, nguyên đơn được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong cùng một vụ án có thể gồm nhiều nguyên đơn không?
Trong cùng một vụ án, đôi khi sẽ có nhiều chủ thể cùng khởi kiện một cá nhân, cơ quan hay tổ chức cụ thể nhưng các yêu cầu khời kiện khác nhau nhưng có liên quan và có thể thực hiên giải quyết trong cùng một vụ án thì Tòa án xác định đây là vụ án có nhiều nguyên đơn. Khi đó, Toà án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. Trường hợp này Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Các nguyên đơn này độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng đưa vào giải quyết trong cùng vụ án vì có cùng bị đơn. Khi đó, những người khởi kiện này được Toà án xác định là vụ án có nhiều nguyên đơn
Bên cạnh đó, cần phải phân biệt nhiều nguyên đơn và đồng nguyên đơn. Trong một vụ án, có nhiều chủ thể cùng khởi kiện một cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó và những yêu cầu khởi kiện của họ là giống nhau. Trong trường hợp này, các chủ thể khởi kiện đó được Toà xác định là đồng nguyên đơn.
Ví dụ: Vợ chồng cùng khởi kiện yêu cầu đòi trả đất, Các con trong cùng một gia đình khởi kiện về việc chia thừa kế,...
Nội dung bài viết:
Bình luận