Thừa kế là gì? Ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba?

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

2. Hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba gồm những ai?

Hàng thừa kế được xác định khi việc thừa kế được tiến hành theo pháp luật mà không thông qua hoặc không có di chúc do người chết để lại. 

Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

1adstk

 

3. Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?

Việc xác định hàng thừa kế chỉ diễn ra khi thừa kế được tiến hành theo pháp luật, cụ thể trong các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Thừa kế là gì?

Trả lời: Thừa kế là quá trình chuyển nhượng tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của một người đã qua đời (người kế thừa) cho những người sống sót (người thừa kế) theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc của người qua đời (nếu có).

Câu hỏi 2: Người thừa kế có thể là ai?

Trả lời: Người thừa kế có thể là người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật và/hoặc theo di chúc của người qua đời. Thường thì người thừa kế bao gồm con cái, vợ/chồng, và người thừa kế theo di chúc nếu có.

Câu hỏi 3: Di chúc là gì và tại sao nó quan trọng trong quá trình thừa kế?

Trả lời: Di chúc là một tài liệu mà người qua đời viết ra để xác định cụ thể việc chuyển nhượng tài sản sau khi họ qua đời. Di chúc có thể xác định rõ người thừa kế, số lượng và loại tài sản, và các điều kiện liên quan. Nếu người qua đời để lại di chúc, nó có thể ảnh hưởng đến việc thừa kế bằng cách quy định cụ thể việc phân chia tài sản và quyền lợi của người thừa kế.

Câu hỏi 4: Thủ tục thừa kế bao gồm những gì?

Trả lời: Thủ tục thừa kế bao gồm nhiều bước phức tạp, bao gồm:

  • Xác định di chúc nếu có và kiểm tra tính hợp pháp của nó.
  • Xác định người thừa kế theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc hoặc trong trường hợp di chúc không hợp pháp.
  • Xác định và định giá tài sản của người qua đời.
  • Xử lý các khoản nợ và nghĩa vụ của người qua đời.
  • Phân phối tài sản cho người thừa kế theo di chúc hoặc quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý và thanh quyết định cuối cùng về tài sản và thừa kế.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo