Cùng với khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 30), Luật khiếu nại, Luật tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Khái niệm tố cáo có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011). Ngoài khái niệm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về quy định thi hành Luật Tố cáo qua Nghị định 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo trong bài viết dưới đây.
I. Đối tượng áp dụng của Nghị định 31/2019/NĐ-CP
Nghị định này quy định chi tiết:
- Các chương, điều, khoản sau đây của Luật Tố cáo:
- Điều 30 về thời hạn giải quyết tố cáo;
- Điều 33 về rút tố cáo;
- Khoản 5 Điều 38 về giải quyết tố cáo đối với trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết;
- Điều 40 về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
- Chương VI về bảo vệ người tố cáo.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo;
- Xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến;
- Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm.
Nghị định 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo
II. Các quy định cụ thể của Nghị định 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo; rút tố cáo; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp dưới trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 3. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 4. Rút tố cáo
- Điều 5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp dưới trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết
- Điều 6. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 7. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ
2. Biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo
- Điều 9. Thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo
- Điều 10. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 11. Làm việc trực tiếp với người tố cáo
- Điều 12. Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo
- Điều 13. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo
- Điều 14. Xác minh thực tế
- Điều 15. Trưng cầu giám định
- Điều 16. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
- Điều 17. Kết luận nội dung tố cáo
- Điều 18. Xử lý kết luận nội dung tố cáo
- Điều 19. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
- Điều 20. Xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tố cáo
- Điều 22. Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 23. Xử lý kỷ luật đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
3. Phụ lục kèm theo
Mẫu số 01 | Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo |
Mẫu số 02 | Đơn rút tố cáo |
Mẫu số 03 | Biên bản ghi nhận việc rút tố cáo |
Mẫu số 04 | Quyết định thụ lý tố cáo |
Mẫu số 05 | Thông báo việc thụ lý tố cáo |
Mẫu số 06 | Thông báo về nội dung tố cáo |
Mẫu số 07 | Quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo |
Mẫu số 08 | Biên bản |
Mẫu số 09 | Trưng cầu giám định |
Mẫu số 10 | Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của Đoàn (Tổ) xác minh |
Mẫu số 11 | Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của cơ quan được giao xác minh nội dung tố cáo |
Mẫu số 12 | Kết luận nội dung tố cáo |
4. Hiệu lực của Nghị định 31/2019/NĐ-CP
- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 5 năm 2019.
- Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các quy định của Nghị định 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo đã cụ thể hóa Điều 30 Hiến pháp năm 2013 khi ghi nhận quyền tố cáo dưới góc độ là quyền con người, đồng thời xác lập những căn cứ pháp lý thật vững chắc để bảo vệ người tố cáo, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Hãy nắm vững những kiến thức trên để có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình.
Nội dung bài viết:
Bình luận