Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hợp tác xã có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của hợp tác xã nói chung và từng thành viên nói riêng. Một trong những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng được các hợp tác xã quan tâm và tìm hiểu đó là nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012. Bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu về Nghị định 193 trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012 là gì?
Nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã là Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hợp tác xã.
2. Phạm vi áp dụng của nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012
Nghị định 193 quy định chi tiết thi hành Điều 6, Khoản 10 Điều 9, Khoản 4 Điều 13; Khoản 13 Điều 21; Điều 22; Khoản 5 Điều 23; Khoản 1 Điều 27; Khoản 3 Điều 45; Khoản 4 Điều 49; Điều 54, Điều 59, Điều 61 và Điều 62 của Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Như vậy, phạm vi áp dụng của nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác 2012 là quy định chi tiết thi hành một số Điều sau đây của Luật Hợp tác xã 2012:
- Điều 6 về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
- Khoản 10 Điều 9 về thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Khoản 4 Điều 13 về điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Khoản 13 Điều 21 về tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường cho từng lĩnh vực, loại hình.
- Điều 22 về Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Khoản 5 Điều 23 về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký; trình tự, thủ tục cấp và nội dung của giấy chứng nhận đăng ký.
- Khoản 1 Điều 27 về trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh
- Khoản 3 Điều 45 về việc sử dụng vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp
- Khoản 4 Điều 49 về việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản.
- Điều 54 về giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Điều 59 về nội dung quản lý nhà nước
- Điều 61 về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
- Điều 62 về điều khoản chuyển tiếp
3. Đối tượng điều chỉnh của nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012
Đối tượng áp dụng của Nghị định 193 được thực hiện theo Điều 2 của Luật hợp tác xã. Theo đó, đối tượng điều chỉnh của Nghị định 193 là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã (sau đây gọi là thành viên), hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi là hợp tác xã thành viên) và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Hiệu lực thi hành của nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012
Nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2014. Đồng thời Nghị định 193 có hiệu lực thi hành thay thế các nghị định sau:
- Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hợp tác xã năm 2003
- Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã
- Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã
- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.
Tham khảo chi tiết Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghị định 193 hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2012 mà ACC muốn gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc về các quy định trong nghị định này hoặc cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể các vấn đề pháp lý hay vụ việc cụ thể khi thành lập hợp tác xã hoặc trong hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, bạn có thể liên hệ đến ACC để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tận tình và cụ thể của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận