Trong các giai đoạn phát triển của đất nước, cốt lõi của việc quản lý hành chính nhà nước nằm ở việc có thể vận hành chặt chẽ bộ máy quản lý hành chính nhà nước hay không. Chính vì thế mà việc đổi mới các quy định bất cập hay chưa mang lại hiệu quả cao liên quan đến hành chính nhà nước là việc thường xuyên diễn ra. Nghị định 138/2020/NĐ-CP cũng là một trong những Nghị định do Chính phủ ban hành nhằm cải cách hệ thống tuyển dụng, sử dụng và quản lý hành chính nhà nước. Vậy đầu tiên, độc giả cần hiểu thế nào là công chức?
Nghị định 138/2020/NĐ-CP về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Khái niệm công chức
Căn cứ điều 4, khoản 1 Luật cán bộ, công chức năm 2008, Công chức được hiểu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Vai trò của công chức đối với hành chính nhà nước
Công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thể chế của giai cấp cầm quyền, có mối quan hệ mật thiết với quyền lực nhà nước. Ở nước ta, công chức đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương Nhà nước và bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Đội ngũ công chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì lẽ này, việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức yêu cầu cao về chất lượng của bộ máy trực tiếp tuyển dụng, sử dụng, quản lý. Có thể thấy xuất phát từ chính điều này, Nghị định 138/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 27/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 trực tiếp quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và cũng bãi bỏ các văn bản liên quan đã khó áp dụng và không còn phù hợp : Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Vậy Nghị định 138/2020/NĐ-CP bao gồm những nội dung gì?
Mục lục Nghị định 138/2020/NĐ-CP
Chương I: Quy định chung, gồm 2 điều liên quan đến Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng
Chương II: Tuyển dụng công chức, gồm 21 điều (Điều 3 đến Điều 24) chia làm 5 Mục liên quan đến Căn cứ, thẩm quyền điều kiện tuyển dụng (Điều 3 đến Điều 7); Thi tuyển công chức (Điều 8, Điều 9) ; Xét tuyển công chức (Điều 10 đến Điều 12); Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức (Điều 13 đến Điều 19); và Tập sự (Điều 20 đến Điều 24).
Chương III: Sử dụng công chức, gồm 45 điều với 7 Mục liên quan đến Bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái công chức (Điều 25 đến điều 28); Chuyển ngạch, nâng ngạch công chức (Điều 29 đến Điều 40); Bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý (Điều 41 đến Điều 48); Bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (Điều 49 đến Điều 54); Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý (Điều 55 đến Điều 64); Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý (Điều 65 đến Điều 68); Chính sách áp dụng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ (Điều 69, Điều 70)
Chương IV: Quản lý công chức, gồm 5 điều (Điều 71 đến Điều 76)
Chương V: Điều khoản thi hành (Điều 77 đến Điều 80)
Ngoài ra còn có Phụ lục kèm theo Nghị định số 138/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về một số giấy tờ, văn bản liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau: Phiếu Đăng ký dự tuyển, Số lượng, cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành hiện có theo ngạch dự thi tương ứng với vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý, Danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch ứng với vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức ở ngạch cao hơn ngạch hiện giữ.
Nội dung chi tiết Nghị định 138/2020/NĐ-CP
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Công chức quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
- Cơ quan quản lý công chức, bao gồm:
- a) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;
- b) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- c) Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
- d) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Chương II
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Mục 1. CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG
Điều 3. Căn cứ tuyển dụng công chức
- Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
- Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụ ng bao gồm:
- a) Số lượng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức;
- b) Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
- c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
- d) Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có) đối với từng nhóm đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;
đ) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
- e) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
- g) Các nội dung khác (nếu có).
- Kế hoạch tuyển dụng khi xét tuyển đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.
Điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Điều 6. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
…
Mục 2. THI TUYỂN CÔNG CHỨC
Điều 8. Hình thức, nội dung và thời gian thi
Điều 9. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
…
Mục 3. XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC
Điều 10. Đối tượng xét tuyển công chức
Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức
Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
…
Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Điều 13. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
Điều 14. Trình tự tổ chức tuyển dụng
Điều 15. Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
Điều 16. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
Điều 17. Quyết định tuyển dụng và nhận việc
Điều 18. Tiếp nhận vào làm công chức
Điều 19. Xếp ngạch, bậc lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
Mục 5. TẬP SỰ
Điều 20. Chế độ tập sự
Điều 21. Hướng dẫn tập sự
Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
Điều 23. Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự
Điều 24. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự
…
Chương III
SỬ DỤNG CÔNG CHỨC
Mục 1. BỐ TRÍ, PHÂN CÔNG CÔNG TÁC, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI CÔNG CHỨC
Điều 25. Bố trí, phân công công tác
- Việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm.
- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
Điều 26. Điều động công chức
- Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩ quyền;
- c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
- Thẩm quyền điều động công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Trình tự, thủ tục điều động công chức:
- a) Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
- b) Lập danh sách công chức cần điều động;
- c) Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
- d) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
- Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 27. Biệt phái công chức
- Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
- b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
- Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
- Thẩm quyền biệt phái công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:
- a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
- b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
- Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 28. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái
…
Mục 2. CHUYỂN NGẠCH, NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
Điều 29. Chuyển ngạch công chức
- Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.
Điều 30. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức
Điều 31. Xét nâng ngạch công chức
Điều 32. Phân công tổ chức thi nâng ngạch công chức
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
Điều 34. Xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức
Điều 35. Hội đồng thi nâng ngạch công chức
Điều 36. Hồ sơ nâng ngạch công chức
Điều 37. Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
Điều 38. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
Điều 39. Thông báo kết quả thi nâng ngạch
Điều 40. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
…
Mục 3. BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 41. Thời hạn giữ chức vụ
Điều 42. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
Điều 43. Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Điều 44. Thẩm quyền bổ nhiệm
Điều 45. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương
Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác
…
Mục 4. BỔ NHIỆM LẠI, KÉO DÀI THỜI GIAN GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 49. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
Điều 51. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
Điều 52. Thủ tục bổ nhiệm lại
Điều 53. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
Điều 54. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
…
Mục 5. LUÂN CHUYỂN CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 55. Đối tượng, phạm vi luân chuyển
Điều 56. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển
Điều 57. Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
Điều 58. Kế hoạch luân chuyển
Điều 59. Quy trình luân chuyển
Điều 60. Hồ sơ công chức luân chuyển
Điều 61. Thời gian luân chuyển
Điều 62. Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
Điều 63. Bố trí công chức sau luân chuyển
Điều 64. Chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển
…
Mục 6. TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 65. Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
Điều 66. Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
Điều 67. Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm
…
Mục 7. CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ TÀI NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
Điều 69. Trách nhiệm rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ
Điều 70. Chính sách chung đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
…
Chương IV
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
Điều 71. Nội dung quản lý công chức
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.
- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
- Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức.
- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.
- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.
- Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.
- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức.
Điều 72. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
Điều 73. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 74. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Điều 75. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
Điều 76. Chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức
…
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 77. Áp dụng Nghị định đối với các đối tượng khác
Điều 78. Hiệu lực thi hành
Điều 79. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều 80. Trách nhiệm thi hành
…
KẾT LUẬN
Nghị định 138/2020/NĐ-CP đã có nhiều điểm mới, trong đó phải kể đến điểm mới về thời gian tập sự đối với công chức từ 01/12/2020.
Theo đó, quy định về thời gian tập sự như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
- 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
Trong đó:
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác không được tính vào thời gian tập sự.
- Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự (quy định mới).
Trên đây ACC đã trình bày sơ qua về nội dung liên quan đến Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Website của Công ty Luật ACC
Nội dung bài viết:
Bình luận