Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực từ 10/01/2021. Công ty Luật ACC xin thông tin tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Phong Chay Chua Chay 1 Scaled
Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

1. Phòng cháy chữa cháy là gì?

Tại Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định:

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. ( Khoản 1 Điều 3). Từ đây, có thể hiểu phạm vi của phòng cháy, chữa cháy chính là áp dụng trong các trường hợp cháy lớn, ngoài sức khống chế, kiểm soát của còn người, còn các phản ứng cháy trong kiểm soát của con người như việc sử dụng dụng lửa trong đun nấu, sinh hoạt, thí nghiệm,… thì không thuộc phạm vi phòng cháy, chữa cháy.

“Phòng” trong “phòng cháy” được hiểu là việc phòng chống, ngăn chặn không cho xảy ra. Từ đó, hiểu phòng cháy chính là thực hiện các hoạt động nhằm phòng chống, ngăn chặn để không xảy ra trường hợp cháy mất kiểm soát, ngoài mức khống chế của con người.

“Chữa” trong “chữa cháy” được hiểu là tìm những biện pháp nhằm khắc phục nhanh chóng, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Chữa cháy thức thực hiện những hoạt động nhằm khống chế đám cháy, thực hiện cứu người, cứu nạn, khắc phục những thiệt hại khi có cháy xảy ra.

Tại Luật Phòng cháy chữa cháy đưa ra khái niệm “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. “(Khoản 8 Điều 3) Khái niệm này liệt kê những hoạt động cần làm khi thực hiện chữa cháy.

Công tác phòng cháy chữa cháy là việc ngăn chặn tối đa các nguy cơ cháy nổ, nhanh chóng giải quyết để cháy không phát nổ, không đe dọa đến tính mạng của con người và thiệt hại về tài sản.

2. Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy 

Phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Thông qua việc tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh, đề phòng được những trường hợp dễ xảy ra cháy, những trường hợp xấu dễ xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiểu, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội. Người dân có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại, các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn.

Phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp có cháy xảy ra, hoạt động chữa cháy giúp tìm kiếm, cứu những nạn nhân của đám cháy, cứu tài sản, chống việc lửa lây lan gây cháy diện rộng,….

Phòng cháy chữa cháy giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau bằng cách thông qua các buổi tập huấn mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

Sự hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn những trường hợp tiêu cực, các trường hợp lợi dụng cơ hội cháy nổ vì những mục đích cá nhân để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

3. Thuộc tính pháp lý của Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Số hiệu: 136/2020/NĐ-CP

Loại văn bản: Nghị định

Nơi ban hành: Chính phủ

Người ký: Nguyễn Xuân Phúc

Ngày ban hành: 24/11/2020

Ngày hiệu lực: 10/01/2021

Ngày công báo: 07/12/2020

Số công báo: Từ số 1125 đến số 1126

Tình trạng: Còn hiệu lực

4. Nội dung của Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Ngày 24/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2021 và áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một số điểm mới đã được cụ thể hóa tại Nghị định nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác Phòng cháy chữa cháy như: Quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp phường, xã trong công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Công an và các Bộ, Ban, Ngành,… để xây dựng nội dung, thời lượng, quy định về việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo.

Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế tối đa các vụ cháy, nổ xảy ra, mỗi người dân phải tự ý thức chấp hành và nâng cao kiến, quy định pháp luật về PCCC.

Một số nội dung mới khác được bổ sung, điều chỉnh tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020

  1. Bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC như: Nhà trọ, cửa hàng ăn uống, cơ sở dịch vụ xoa bóp, thẩm mỹ viện,… và đặc biệt đã hướng đến loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
  2. Quy định cụ thể về trách nhiệm trong công tác PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh; các trường hợp bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động do không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.
  3. Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nghị định đã quy định trách nhiệm của một số cơ quan về quy hoạch, xây dựng; trong đố quy định rõ các văn bản trả lời kết quả giải quyết thủ tục hành chính về PCCC xác nhận các yêu cầu về PCCC và là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với công trình.
  4. Một số TTHC được phân cấp giải quyết về Công an cấp huyện như: Cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH; phê duyệt phương án chữa cháy.
  5. Quy định lộ trình trang bị hệ thống cảnh báo cháy nhanh tại các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế tối đa các vụ cháy, nổ xảy ra, mỗi người dân phải tự ý thức chấp hành và nâng cao kiến thức quy định pháp luật về PCCC.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo