Ngày 17/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chúng tôi sẽ khái quát những nội dung cơ bản của Nghị định ở bài viết dưới đây.
1. Những điểm đáng chú ý của Nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Người lao động làm giúp việc trong gia đình
Trong lĩnh vực lao động, Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó, phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình; không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định.
Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình; không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 50-75 triệu đồng.
- Người lao đông chưa thành niên
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm bị phạt đến 25 triệu đồng
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về lao động chưa thành niên.
Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó.
+ Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong 6 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
+ Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động.
+ Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
+ Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
- Phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động.
+ Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự./.
Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Nội dung cơ bản của Nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Điều 3. Hình thức xử phạt
- Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
- Điều 7. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
- Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
- Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
- Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
- Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 13. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
- Điều 14. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Điều 15. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 16. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
- Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
- Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Điều 19. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Điều 20. Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 21. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 23. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 24. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 27. Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động
- Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
- Điều 29. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
- Điều 30. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 31. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
- Điều 32. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Điều 33. Vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 34. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
- Điều 35. Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Điều 36. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Điều 37. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Điều 38. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
- Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 42. Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
- Điều 43. Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
- Điều 44. Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
- Điều 45. Vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
- Điều 46. Vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
- Điều 47. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 48. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
- Điều 50. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
- Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động
- Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội
- Điều 53. Thẩm quyền của Công an nhân dân
- Điều 54. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
- Điều 55. Thẩm quyền xử phạt của Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng
- Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác
- Điều 57. Giao quyền xử phạt
- Điều 58. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 59. Thủ tục xử phạt đối với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này
- Điều 60. Thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 61. Thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả
3. Hiệu lực của Nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2022.
- Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các nội dung trong bài viết có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận