Nghị định 115/2020/NĐ-CP Quy định về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

 Nghị định 115/2020/NĐ-CP Quy định về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Trong thời gian dài, các hoạt động liên quan tới quản lý hành chính nhà nước vận hành không mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Nhận thấy điều này, vào ngày 25 tháng 9 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2020/NĐ-CP Quy định về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 29 tháng 9 năm 2020.

Tham khảo thêm Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Khái niệm viên chức, điểm khác biệt giữa công chức và viên chức

Trước hết, để hiểu hơn về Nghị định 115/2020/NĐ-CP, độc giả cần hiểu viên chức là gì? Theo Điều 2 Luật viên chức 2010: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Trong đó, vị trí việc làm của viên chức được quy định theo Điều 7 Luật Viên chức, Đơn vị sự nghiệp công lập được quy định theo Điều 9 Luật Viên chức, cuối cùng là chế độ hợp đồng được nêu rõ ở khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức 2019.

Về điểm khác nhau giữa công chức và viên chức, trước tiên về cơ chế trở thành, theo định nghĩa, viên chức không nhất thiết phải được bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ mà có thể trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm. Về thời gian tập sự, viên chức cần theo quy định đối với từng ngạch, cấp bậc mà có quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 3 đến 12 tháng. Về cấp bậc, tuy không được phân thành các ngành như công chức, viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp khác nhau. Tiếp theo về vị trí công tác, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã, làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Đối với nguồn chi trả lương, công chức thì do ngân sách nhà nước chi trả còn viên chức thì nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, về tính chất công việc, viên chức cũng không thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước như công chức song viên chức phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức. Chính vì không mang tính quyền lực nhà nước, các hình thức kỉ luật của viên chức còn có thêm việc có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình. Vậy các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức như thế nào theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP?

Mục lục Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức gồm có 5 chương và 68 điều, căn cứ theo Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019, Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 29/09/2020 và được công báo vào ngày 06/10/2020. Các chương của Nghị định bao gồm:

Chương I: Những quy định chung, gồm 3 điều về Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng, Giải thích từ ngữ và Phân loại viên chức.

Chương II: Tuyển dụng viên chức, gồm có 6 mục và 21 điều (từ điều 4 đến điều 25)

Chương III: Sử dụng viên chức, gồm có 5 mục và 34 điều (từ điều 26 đến điều 60)

Chương IV: Quản lý viên chức, gồm 5 điều (từ điều 61 đến điều 66)

Chương V: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (điều 67 và điều 68)

Ngoài ra, Nghị định 115/2020 còn có Phụ lục kèm theo quy định về các mẫu văn bản và giấy tờ có liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như: Phiếu đăng ký dự tuyển, Hợp đồng làm việc xác định thời hạn, Hợp đồng làm việc xác định thời hạn (dành cho đối tượng dưới 18 tuổi), Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, Báo cáo số lượng, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức hiện có và đề nghị số lượng chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp của từng chức danh viên chức năm..., Danh sách viên chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ chức danh... lên chức danh...năm...

Nội dung Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Nghị định này quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
  3. Đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc;
  2. “Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm;
  3. “Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
  4. “Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.

Điều 3. Phân loại viên chức

  1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
  2. a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
  3. b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  4. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
  5. a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
  6. b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
  7. c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
  8. d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

Chương II

TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

 

Mục 1. CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG

Điều 4. Căn cứ tuyển dụng viên chức

  1. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
  2. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
  3. a) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
  4. b) Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
  5. c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
  6. d) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;

đ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;

  1. e) Các nội dung khác (nếu có).

 

Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức

  1. Điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
  2. Người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

 

Điều 6. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức

  1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
  2. a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  3. b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
  4. c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
  5. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.

 

Điều 7. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức

  1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.
  2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.

 

Điều 8. Hội đồng tuyển dụng viên chức

  1. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
  2. a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
  3. b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
  4. c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
  5. d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

Trường hợp không bố trí được Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định.

  1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
  2. a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
  3. b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
  4. c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
  5. d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
  6. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  7. a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có); Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2;

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;

  1. b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
  2. c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
  3. d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;

  1. e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
  2. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.

 

Mục 2. THI TUYỂN VIÊN CHỨC

Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi

Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức

Mục 3. XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức

Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức

Điều 13. Tiếp nhận vào làm viên chức

Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

Điều 14. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển

Điều 15. Trình tự tổ chức tuyển dụng

Điều 16. Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức

Điều 17. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng

Điều 18. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc

Mục 5. HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC

Điều 19. Mẫu các loại hợp đồng làm việc

Điều 20. Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc

Mục 6. TẬP SỰ

Điều 21. Chế độ tập sự

Điều 22. Hướng dẫn tập sự

Điều 23. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự

Điều 24. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự sau khi hết thời gian tập sự

Điều 25. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự

Chương III

SỬ DỤNG VIÊN CHỨC

Mục 1. BỐ TRÍ, PHÂN CÔNG CÔNG TÁC, BIỆT PHÁI VIÊN CHỨC

Điều 26. Bố trí, phân công công tác

  1. Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác; giao nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.
  2. Việc bố trí, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với chức danh nghề nghiệp viên chức, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.
  3. Viên chức chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mình; viên chức quản lý phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ của viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Biệt phái viên chức

  1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
  3. b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
  4. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Mục 2. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

 

Điều 28. Chức danh nghề nghiệp viên chức

Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp

Điều 30. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp

Điều 31. Căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 33. Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 35. Cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 36. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 37. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 38. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 39. Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 40. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Điều 41. Xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp

Điều 42. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Mục 3. BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, KÉO DÀI THỜI GIAN CÔNG TÁC ĐẾN TUỔI NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

Điều 43. Thời hạn giữ chức vụ

Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm

Điều 45. Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý

Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý

Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác

Điều 48. Hồ sơ bổ nhiệm

Điều 49. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý

Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại

Điều 51. Thủ tục bổ nhiệm lại

Điều 52. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu

Điều 53. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu

Mục 4. THÔI GIỮ CHỨC VỤ, MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

Điều 54. Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý

Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý

Điều 56. Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với viên chức

Mục 5. QUY ĐỊNH VỀ THÔI VIỆC VÀ THỦ TỤC NGHỈ HƯU

Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức

Điều 58. Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc

Điều 59. Thủ tục nghỉ hưu

Điều 60. Chế độ, chính sách và cơ chế quản lý đối với trường hợp viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập

Chương IV

QUẢN LÝ VIÊN CHỨC

Điều 61. Nội dung quản lý viên chức

  1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
  2. Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tương ứng.
  3. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
  4. Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
  5. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
  6. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.
  7. Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
  8. Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
  9. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
  10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức.
  11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.

Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ

Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành

Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 67. Hiệu lực thi hành

Điều 68. Điều khoản thi hành

Kết Luận

Nhìn chung, Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định thêm đối tượng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức. Theo đó, xem xét tiếp nhận vào làm viên chức với các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Ngoài ra chính nhờ Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã giúp cho việc quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là đối với quản lý, tuyển dụng, sử dụng viên chức được chặt chẽ hơn, cải thiện rõ rệt những hạn chế còn tồn đọng trước đó.
Trên đây ACC đã trình bày nội dung liên quan đến Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Website của Công ty Luật ACC
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    D
    nguyễn thị thanh diệu
    0906714964 0932057545 Tư vấn làm đẹp
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, chuyên viên ACC sẽ liên hệ tư vấn mình ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo