Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Nghị định này quy định về căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại; cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Nghị định 10/2018/NĐ-CP trên.
1. Tình trạng pháp lý
Số hiệu | 10/2018/NĐ-CP | Ngày ban hành | 15/1/2018 |
Loại văn bản | Nghị định | Ngày có hiệu lực | 15/1/2018 |
Cơ quan ban hành | Chính phủ | Ngày công báo | 3/2/2018 |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc | Hiệu lực | Còn hiệu lực |
2. Tóm tắt nội dung Nghị định 10/2018/NĐ-CP
Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Một trong những nội dung được quy định cụ thể tại Nghị định này là điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi có 4 yếu tố:
Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra; Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng; Việc gia tăng nhập khẩu quá mức là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước; Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước thời hạn trong trường hợp cần thiết.
3. Nội dung cần lưu ý của Nghị định 10/2018/NĐ-CP
Nghị định quy định về điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời; đây là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể, biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng khi có các yếu tố:
- Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Gia tăng nhập khẩu quá mức là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.
- Chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung và Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp này trước thời hạn khi cần thiết
4. Nội dung chính của Nghị định 10/2018/NĐ-CP
4.1 Quy định về xác định hành vi và điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
Nghị định quy định chi tiết về các phương pháp tính toán biên độ bán phá giá, tính toán giá trị trợ cấp; giá thông thường, giá xuất khẩu và phương pháp so sánh công bằng giữa giá thông thường và giá xuất khẩu làm cơ sở để tính toán mức thuế chống bán phá giá; trình tự, thủ tục, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu, điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và tự vệ nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý thực thi hiệu quả. Ngoài ra, Nghị định quy định rõ cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức đó đối với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
4.2 Rà soát việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
Chương IV của Nghị định quy định chi tiết nội dung rà soát, điều kiện nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cho từng biện pháp và trình tự thủ tục điều tra rà soát việc áp dụng các biện pháp kể từ khi có quyết định áp dụng chính thức. Các văn bản pháp luật trước đây chỉ dừng lại ở nguyên tắc được tiến hành rà soát và thời hạn rà soát chung, chưa đảm bảo được tính rõ ràng cụ thể khi muốn tiến hành rà soát.
4.3 Quy định về các biện pháp chống lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
Đây là nội dung mới hoàn toàn so với các Nghị định trước đây. Nghị định quy định về biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại tại Chương V nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực thi hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, khi hàng hóa xuất khẩu một quốc gia bị áp dụng biện pháp PVTM, các nhà sản xuất xuất khẩu của quốc gia đó sẽ thông qua một vài hành vi nhất định nhằm lẩn tránh quyết định áp thuế.
4.4 Quy định về các biện pháp áp dụng, miễn trừ áp dụng và theo dõi kiểm soát hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết về các biện pháp áp dụng, miễn trừ áp dụng biện pháp cũng như theo dõi kiểm tra hàng hóa thuộc đối tượng điều tra áp dụng.
4.5 Xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Đây là quy định lần đầu tiên được đưa vào nội luật tại Điều 76 Luật Quản lý ngoại thương về trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ trong việc xử lý các biện pháp PVTM áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài và được quy định chi tiết tại Chương VI Nghị định.
5. Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Biên độ bán phá giá được xác định dựa trên căn cứ gì?
Biên độ bán phá giá được xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu theo quy định.
Câu 2: Nghị định 10/2018/NĐ-CP áp dụng với những đối tượng nào?
Nghị định áp dụng với các đối tượng sau:
- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.
- Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.
Câu 3: Biên độ bán phá giá được xác định theo cách nào?
Biên độ bán phá giá được xác định theo một trong các cách sau đây:
- So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu;
- So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;
- So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “ Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Khách hàng có thể tải toàn văn Nghị định 10/2018/NĐ-CP tại đây.
Nội dung bài viết:
Bình luận