Nghị định 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Những năm gần đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Nghị định nêu rõ, nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: 1- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; 2- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; 3- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; 4- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; 5- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; 6- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. Chi tiết các điều luật sẽ được chúng tôi đặt trong bài viết dưới đây.
 
 

1. Đối tượng áp dụng của Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.
Ngoài ra, Nghị định cũng giải thích những khái niệm cơ bản:
  • Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Quản lý thi công xây dựng công trình
  • Chỉ dẫn kỹ thuật
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ hoàn thành công trình
  • Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
  • Quan trắc công trình
  • Trắc đạc công trình
  • Kiểm định xây dựng
  • Giám định xây dựng
  • Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng
  • Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng
  • Bảo trì công trình xây dựng
  • Quy trình bảo trì công trình xây dựng
  • Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế)
  • Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế)
  • Bảo hành công trình xây dựng
  • Chủ sở hữu công trình
  • Người quản lý, sử dụng công trình
  • An toàn trong thi công xây dựng công trình
  • Quản lý an toàn trong thi công xây dựng
  • Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi

Nghị định 06 2021 NĐ Cp Quy định Chi Tiết Một Số Nội Dung Về Quản Lý Chất Lượng, Thi Công Xây Dựng Và Bảo Trì Công Trình Xây Dựng

Nghị định 06/2021/NĐ-CP

2. Nội dung Nghị định 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

2.1. Những quy định chung

  • Điều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
  • Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
  • Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
  • Điều 6. Giám định xây dựng
  • Điều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
  • Điều 8. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
  • Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

2.2. Quản lý thi công xây dựng công trình

  • Điều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
  • Điều 11. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
  • Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
  • Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
  • Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư
  • Điều 15. Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường
  • Điều 16. Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
  • Điều 17. Quản lý khối lượng thi công xây dựng
  • Điều 18. Quản lý tiến độ thi công xây dựng
  • Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
  • Điều 20. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
  • Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
  • Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
  • Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
  • Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
  • Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
  • Điều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
  • Điều 27. Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng

2.3. Bảo hành, bảo trì, phá dỡ công trình xây dựng

  • Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
  • Điều 29. Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
  • Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng
  • Điều 31. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
  • Điều 32. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng
  • Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
  • Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
  • Điều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
  • Điều 36. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình
  • Điều 37. Nội dung đánh giá an toàn công trình
  • Điều 38. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
  • Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
  • Điều 40. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
  • Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
  • Điều 42. Phá dỡ công trình xây dựng

2.4. Sự cố trong thi công và khai thác, sử dụng công trình

  • Điều 43. Cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
  • Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
  • Điều 45. Giải quyết sự cố công trình xây dựng
  • Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
  • Điều 47. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng
  • Điều 48. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
  • Điều 49. Khai báo, báo cáo và giải quyết sự cố về máy, thiết bị
  • Điều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
  • Điều 51. Lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị

3. Hiệu lực Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
 

Nghị định đã nêu rõ, nhà thầu thi công xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.

Nhà thầu thi công xây dựng xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu…

 Bài viết đã nêu khái quát những nội dung của Nghị định 06/2021/NĐ-CP, để xem thêm những văn bản về xây dựng, công trình khác bạn có thể truy cập vào trang web của ACC cùng những thông tin pháp luật hữu ích.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo