Ngày chấm dứt hợp đồng là ngày nào ?

Ngày chấm dứt hợp đồng là ngày nào ?

Ngày chấm dứt hợp đồng là ngày nào ?

Ngày chấm dứt hợp đồng là ngày nào ?

 

Theo thông tin bạn nêu ra thì bạn cần các định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Khi người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động sẽ cần tiến hành thủ tục để đơn phương đúng quy định để đảm bảo quyền lợi của chính mình như vậy khi đơn phương người lao động cần có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật lao động hiện hành:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Ngoài việc phải đảm bảo có lý do chính đáng thì người lao động sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo trước khi muốn đơn phương, tùy theo từng loại hợp đồng khác nhau mà có thời gian báo trước là hoàn toàn khác nhau.

Theo thông tin bạn nêu người lao động của bạn báo trước thời hạn là 45 ngày thì người lao đồng của bạn ký kết hợp đồng lao động với công ty là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở đây luật chỉ quy định là ngày nên 45 ngày đã bao gồm cả ngày thứ bảy, chủ nhật, nghỉ lễ. Sau khi mà người lao đông gửi thông báo về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì công ty sẽ phải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được ban hành vào ngày cuối cùng mà người lao động làm việc tại công ty, mặc dù luật không quy định cụ thể ở trường hợp này nhưng khi người lao động đã không còn làm việc tại công ty thì thời điểm đó hợp đồng lao động của người đó với công ty sẽ chấm dứt theo sự đơn phương tư người lao động và người sử dụng lao động chỉ ghi nhận lại sự việc đó qua quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà thôi. Hơn nữa người sử dụng lao động sẽ phải giao kèm quyết định chấm dứt hợp đồng lao động kèm sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác cho người lao động theo thời hạn sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy công ty có thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vào thời điểm ngày cuối cùng mà người lao động làm việc tại công ty hoặc bạn hành trước nhưng hiệu lực thi hành phải vào ngày đó thì mới đảm bảo đúng bản chất của quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty với người lao động.

2. Tư vấn về những nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng lao động?

Thưa luật sư, Tôi dự định ký một bản hợp đồng với công ty nước ngoài - Bên tuyển dụng đưa cho tôi một bản hợp đồng và nói về xem cho ý kiến. Tôi không biết một bản hợp đồng lao động cần có những gì ?
Xin luật sư tư vấn giúp tôi ? xin cảm ơn!

Tư vấn về những nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng lao động ?

 

Trả lời:

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể. Hợp đồng có thể lập bằng văn bản, lời nói hoặc hình thức nhất định. Tuy nhiên, hợp đồng cần bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.

Căn cứ vào quy định tại Điều 21 Luật lao động 2019 thì nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động như sau:

1. Thông tin của người sử dụng lao động và người lao động:

Người sử dụng lao động:

+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp;

+ Tên, chức danh và thông tin cá nhân của người thay mặt doanh nghiệp ký hợp đồng lao động;

+ Trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp.

Người lao động:

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú và số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

+ Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với lao động dưới 15 tuổi, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; cần phải có thêm văn bản đồng ý ký kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật của họ và văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện của mình thay mặt ký kết hợp đồng.

2. Thông tin công việc:

– Công việc phải làm;

– Địa điểm làm việc, trường hợp làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau thì ghi địa điểm chính;

– Thời giờ làm việc trong ngày/ca, lúc bắt đầu và kết thúc.

– Số ngày làm trong tuần và các điều khoản về làm thêm giờ;

– Thời gian nghỉ khi làm việc, nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;

– Thời hạn của hợp đồng;

– Thời điểm bắt đầu và kết thúc với hợp đồng xác định thời hạn/theo mùa vụ/theo công việc nhất định.

– Thời điểm bắt đầu với hợp đồng không xác định thời hạn.

3.Thông tin về lương:

– Điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, tang lương theo thỏa thuận của hai bên;

– Mức lương, phụ cấp lương theo quy định của pháp luật;

– Hình thức trả lương;

– Kỳ hạn trả lương.

4. Các điều khoản khác:

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị theo quy định của người sử dụng lao động.

– Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp: Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm, phương thức, thời gian đóng từng loại bảo hiểm.

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề: Quyền, nghĩa vụ của hai bên trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

– Các điều khoản khác do hai bên thỏa thuận.

Như vậy với thông tin nêu trên bạn có thể tham khảo vào xem xét để tiến hành soạn thảo hợp đồng phù hợp cho công việc tuyển dụng của mình. Đồng thời, phải tuân thủ quy định pháp luật về tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm…theo quy định pháp luật.

Trân trọng./.

3. Có được giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi hay không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp, tôi muốn nhận một cụ ông 70 tuổi vào làm việc tại trung tâm văn hóa của một tổ chức nước ngoài. Công việc là viết chữ thư pháp cho khách tới thăm quan. Xin hỏi luật sư tôi có thể ký kết hợp đồng với lao động lớn tuổi như vậy hay không?
Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Căn cứ Điều 148 Luật lao động 2019 quy định về người lao động cao tuổi như sau:

Điều 148. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Như vậy, trường hợp bạn muốn nhận một cụ ông 70 tuổi vào làm việc tại trung tâm của mình được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, điều kiện về sức khỏe, tuổi tác nên pháp luật quy định khi nhận người lao động cao tuổi vào làm việc phải rút ngắn thời gian làm việc, hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Đồng thời. Căn cứ Điều 149 quy định về Sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Việc sử dụng lao động cao tuổi được thực hiện khi người cao tuổi đủ điều kiện sức khỏe. Không được sử dụng người lao động cao tuổi vào làm công việc nặng nhọc, độc hại. Ngoài chế độ tiền lương hưu trí (nếu có), người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động tạo điều kiện, quan tâm, chăm sóc người cao tuổi tại nơi làm việc.

Như vây, với thông tin bạn cung cấp cùng với quy định pháp luật nêu trên, bạn có thể nhận cụ ông vào làm việc khi cụ ông có đủ điều kiện về sức khỏe . Đồng thời bạn phải tuân thủ quy định pháp luật riêng khi sử dụng người lao động cao tuổi.

Trân trọng./.

4. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi có bị cắt hợp đồng lao động hay không?

Thưa luật sư, Luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề này. Tôi đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi. Tôi nhận được thông báo cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng vì nuôi con nhỏ không thực hiện tốt công việc như trước, nhưng tôi vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, việc tôi bị nghỉ việc do đang nuôi con có đúng quy định pháp luật hay không?
Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Trường hợp của bạn, thắc mắc vấn đề đang nuôi con nhà bị cho thôi việc có đúng quy định pháp luật hay không, chúng tôi căn cứ Điều 155 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, con bạn hiện nay được khoảng 8 tháng, công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn do không nuôi con nhỏ là trái quy định của pháp luật.

5. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Do đó, khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì nghĩa vụ của công ty sẽ theo quy định tại điều 48 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vây, công ty chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật sẽ phải nhận bạn trở lại làm việc, trả tiền lương và bảo hiểm trong thời gian bạn bị cho thôi việc trái pháp luật. Đồng thời bồi thường cho bạn 2 tháng tiền lương. Trường hợp bạn không muốn làm việc tại công ty nữa ngoài các khoản tiền vừa nêu trên, bạn được hưởng thêm trợ cấp thôi việc. Trường hợp công ty không muốn nhận bạn trở lại làm việc, ngoài khoản tiền trả tiền lương và bảo hiểm trong thời gian bạn bị cho thôi việc trái pháp luật và 2 tháng tiền lương bạn còn được nhận thêm ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp công việc cũ không còn mà bạn vẫn muốn làm việc tiếp thì bạn có thể thỏa thuận với công ty, sử đổi, bổ sung công việc mới phù hợp với quy định pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo