Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Vậy địa điểm kinh doanh là gì? Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Ngành nghề của địa điểm kinh doanh quy định ra sao? ACC mời bạn tham khảo bài viết sau:
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định của pháp luật, tại Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. (Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP).
Địa điểm kinh doanh được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký, Không có con dấu riêng, có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. Không phải bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh. Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm,…
2. Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Ngành nghề đăng ký cho địa điểm kinh doanh bắt buộc phải trùng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chính.
3. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Theo mẫu quy định tại phụ lục II-7 ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
- Văn bản ủy quyền về việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).
Hồ sơ thành địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký (Theo mẫu quy định tại phụ lục II-7 ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
- Văn bản ủy quyền về việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của người đứng đầu chi nhánh và bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).
Ghi chú: Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong thông báo lập địa điểm kinh doanh. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan
4. Trình tự, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi dự định thành lập địa điểm kinh doanh qua 1 trong 3 phương thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc phòng đăng ký kinh doanh.
- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh là 3 ngày.
Bước 3: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh. Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin, thủ tục công bố nội dung đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là bắt buộc khi nhận kết quả. Nội dung công bố bao gồm giấy chứng nhận hoạt động địa điểm kinh doanh và thông tin ngành nghề kinh doanh.
5. Các việc cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cần tiến hành một số công việc sau:
- Treo biển hiệu tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
- Địa điểm kinh doanh thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài
- Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (nếu địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với trụ sở chính của doanh nghiệp).
6. Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh:
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh;
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh;
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh;
- Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty hoặc trụ sở chi nhánh.
Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?
Có thể. Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh ở các tỉnh khác nhau và khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở chi nhánh.
Địa điểm kinh doanh có phải kê khai thuế hàng quý không?
Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế không?
Có. Địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài hàng năm. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh thì địa điểm kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
Trên đây là bài viết Ngành nghề của địa điểm kinh doanh. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận