Công nghệ giáo dục đang là một trong những ngành hot nhất và được đông đảo sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung lựa chọn. Để mỗi chúng ta ở đây có cái nhìn đa chiều và tổng thể hơn về ngành Công nghệ giáo dục, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chính xác ngành học, bao gồm những nội dung như chương trình đào tạo của ngành này, mục tiêu hình thành là gì; Ngành học mang lại cơ hội việc làm gì hay nên chọn học trường nào? Mọi thứ sẽ được giải đáp ở phía dưới bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Công nghệ giáo dục là gì?
– Công nghệ giáo dục là ngành học đào tạo nhân tài có kỹ năng chuyên sâu về đánh giá, quản lý, ứng dụng, vận hành và thiết kế hệ thống giáo dục; tham gia vào giáo dục truyền thông trong lĩnh vực mới của giáo dục kỹ thuật.
2. Chương trình đào tạo
– Các môn học chủ yếu của ngành học này bao gồm: Công nghệ giáo dục Thiết kế hệ thống giảng dạy Nền tảng giáo dục máy tính Ứng dụng giáo dục mạng Phát triển trang web Bảo trì máy tính Lập trình ngôn ngữ C Cơ sở dữ liệu Lập trình hướng đối tượng Java Giáo dục từ xa Thiết kế và xây dựng tài liệu dạy học trực tuyến Phương pháp nghiên cứu công nghệ giáo dục Truyền thông giáo dục
3. Mục tiêu và yêu cầu đào tạo của ngành Công nghệ giáo dục
Mục tiêu ngành học: Ngành học sẽ trau dồi cho người học những phẩm chất tư tưởng, đạo đức tốt, có kiến thức vững chắc về các môn học công nghệ giáo dục, năng lực ứng dụng vững vàng, có khả năng tham gia giảng dạy truyền thông, thiết kế, khai thác, ứng dụng, quản lý và đánh giá xây dựng thông tin giáo dục trong hệ thống giáo dục tại các trường học ở mọi cấp độ hoặc các đơn vị doanh nghiệp
4. Yêu cầu đào tạo Kiến thức:
Sinh viên được trang bị kiến thức rộng và vững chắc để thích ứng tốt với những công việc phù hợp với ngành Công nghệ giáo dục, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi ngành Công nghệ giáo dục kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để tham gia thiết kế, xây dựng các khóa học giàu công nghệ; phát triển hệ thống quản lý học tập; thiết kế sản phẩm và dịch vụ giáo dục.
Kĩ năng: Năng lực thu thập nhu cầu đối tượng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ giáo dục, tham gia xây dựng các giải pháp kĩ thuật, các dự án trong thiết kế và sáng tạo các phần mềm và thiết bị giáo dục, các hệ thống quản lý học tập và các ứng dụng công nghệ khác trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông; Năng lực giảng dạy và quản lý đào tạo như: khả năng chuẩn bị và tổ chức dạy học, kiểm tra – đánh giá trong dạy học, ứng dụng tin học và các công nghệ hiện đại trong giáo dục, tư vấn tâm lí và hướng nghiệp người học… để đáp ứng các vị trí chủ chốt tại bộ phận đào tạo của doanh nghiệp.
5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ giáo dục
Sau khi tốt nghiệp ngành này, chúng ta có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực như: Là người thiết kế khóa học, chuyên gia giáo dục số, quản trị hệ thống giáo dục trực tuyến, quản lý đào tạo, tư vấn - chăm sóc người học tại các công ty giáo dục số/giáo dục trực tuyến, trường đại học/cao đẳng. Là nhà thiết kế và phát triển tài liệu giáo dục, sản phẩm công nghệ giáo dục (web/trò chơi/mô phỏng/thực tế ảo/thực tế tăng cường) trong các công ty thiết kế và sáng tạo truyền thông và đa phương tiện giáo dục. Là một chuyên gia STEAM, một giáo viên công nghệ STEAM giảng dạy tại các trường trung học ở tất cả các cấp, từ tiểu học đến trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Là chuyên viên phát triển nội dung thuộc phòng kỹ thuật, phát triển nội dung Khoa Khoa giáo của các đài truyền hình, phát thanh từ Trung ương đến địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước; Là nhà thiết kế, phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ giáo dục tại các công ty thiết bị trường học, nhà xuất bản (trong lĩnh vực sách điện tử và xuất bản phẩm).
6. Tố chất phù hợp với ngành
Để học tốt các em phải trau dồi những phẩm chất sau: Yêu thích và đam mê giáo dục. Có tính kiên trì và nhẫn nại Có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, máy tính Có chuyên môn, nghiệp vụ; Luôn sẵn sàng với "Teamwork" Kỹ năng tiếng Anh tốt Ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
Nội dung bài viết:
Bình luận