Tìm hiểu về Ngạch viên chức kỹ sư

Viên chức là những người có hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, thường thấy là các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu… thuộc sự quản lý của nhà nước, như vậy các đối tượng công chức có thể kể đến như là các giảng viên trong các trường đại học công lập, các y tá, bác sĩ trong các bệnh viện công lập… Chế độ lương của viên chức là chế độ tiền lương do nhà nước chi trả và được tính theo ngạch bậc. Tuy nhiên cụ thể ngạch viên chức là gì và quy định của pháp luật về xác định như thế nào không phải là điều ai cũng nắm rõ được. Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để hiểu hơn về ngạch viên chức kỹ sư. 

Ngạch Viên Chức Kỹ SưNgạch viên chức kỹ sư

1. Ngạch viên chức là gì?

Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác

Ngạch viên chức được quy định thành các mã ngạch, và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.

Ở từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những ngạch khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ chia thành các bảng, đối với viên chức mã ngạch sẽ được chia thành 05 bảng, cụ thể như sau:

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.

– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.

– Ngạch nhân viên.

Thông thường khi viên chức muốn được chuyển ngạch khi có đủ điều kiện thì có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch. Để có thể lên ngạch, viên chức cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể của từng ngạch về cấp bậc, ngành học, trình độ,…

2. Tìm hiểu về Ngạch viên chức kỹ sư

Tiêu chuẩn trở thành viên chức là kỹ sư cao cấp bao gồm những gì?

- Trước hết, để trở thành kỹ sư cao cấp hạng I, người này phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp tại Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV. Đồng thời phải có các tiêu chuẩn như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN) quy định bao gồm các điều kiện sau:

+ Có trình độ thạc sĩ trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCNkhoản 10 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN Thông tư 14/2022/TT-BKHCN) quy định:

Kỹ sư cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.02.05

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ nói chung, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành nói riêng; am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và nước ngoài;
b) Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan; có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về hoạt động phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi ngành kinh tế - kỹ thuật đảm nhiệm;
c) Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và phương pháp xử lý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật phức tạp liên quan đến chuyên ngành đảm nhiệm. Có khả năng tập hợp các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có năng lực, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và tổng kết thực tiễn; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ với doanh nghiệp.
d) Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc dự án, công trình, đồ án cấp I thuộc chuyên ngành kỹ thuật và chủ trì, tổ chức triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc dự án, công trình, đồ án các cấp thuộc chuyên ngành kỹ thuật.
Đã tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả của ít nhất 01 bằng độc quyền sáng chế và 01 giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn; hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì, chủ nhiệm ít nhất 01 dự án, công trình, đồ án cấp I thuộc chuyên ngành kỹ thuật và làm giám đốc quản lý, chủ trì, chủ nhiệm ít nhất 02 dự án, công trình, đồ án cấp II thuộc chuyên ngành kỹ thuật được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; hoặc làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế của ít nhất 01 dự án, công trình cấp I và làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế của ít nhất 02 dự án, công trình cấp II được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Viên chức dự thi thăng hạng kỹ sư cao cấp (hạng I) thì trong thời gian giữ hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương phải có kết quả hoạt động chuyên môn quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nhất 04 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 02 điểm là điểm quy đổi từ kết quả chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trở lên hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì dự án, công trình, đồ án từ cấp II trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật hoặc tác giả của bài báo khoa học, sáng chế được cấp bằng độc quyền, giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn và ít nhất 01 điểm quy đổi được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thi thăng hạng kỹ sư cao cấp (hạng I).

e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

g) Viên chức thăng hạng từ kỹ sư chính (hạng II) lên kỹ sư cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

3. Viên chức là kỹ sư cao cấp có cần chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 (B2) hay không?

Căn cứ phần nội dung đã đề cập bên trên. Quy định mới nhất hiện nay đã bỏ tiêu chuẩn bắt buộc đối với trình độ đào tạo, bồi dưỡng là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học.

Ngoài ra, lưu ý quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ có quy định kỹ sư cao cấp phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tóm lại, nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số và người này có kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thì không cần có kỹ năng sử ngoại ngữ.

Còn đối với những trường hợp khác, đây vẫn là kỹ năng bắt buộc phải có, tuy nhiên quy định mới không đề cập rõ trình độ phải đạt tương ứng khung đánh giá nào mà sẽ được đánh giá thông qua các cuộc thi tuyển.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về ngạch viên chức kỹ sư. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo