Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về mức khấu trừ bảo hiểm tài sản thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
mức khấu trừ bảo hiểm tài sản
1. Mức khấu trừ là gì
Mức khấu trừ (Deductible) là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
Vì sao trong hợp đồng bảo hiểm có sử dụng mức khấu trừ và thuật ngữ này mang ý nghĩa như thế nào? Có 2 lý do sau:
- Hạn chế việc giải quyết bồi thường trong những vụ tổn thất mà số tiền bồi thường nhỏ vì trong lúc đó các công ty bảo hiểm phải chi trả cho việc thuê công ty giám định (tổn thất) độc lập với chi phí rất là cao đôi khi cao hơn số tiền bồi thường.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm trong việc bảo vệ tài sản của mình. Và mức khấu trừ này luôn đặt người tham gia bảo hiểm đồng hành với việc chia sẻ rủi ro cùng với đơn vị bảo hiểm mà các bên đã ký kết.
Mức khấu trừ được áp dụng trong những hợp đồng bảo hiểm nào?
Ngoài các sản phẩm bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba thì tất cả các sản phẩm bảo hiểm khác đều có thể sử dụng mức khấu trừ.
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung mức khấu trừ giao động từ 5% đến 10% số tiền bồi thường. Mức khấu trừ tối thiểu đối với sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính cụ thể như sau:
Số tiền bảo hiểm (USD) | Mức khấu trừ (USD) |
Đến 100,000 | 200 |
Trên 100,000 đến 500,000 | 500 |
Trên 500,000 đến 2,500,000 | 1,000 |
Trên 2,500,000 đến 5,000,000 | 2,000 |
Trên 5,000,000 đến 10,000,000 | 3,000 |
Trên 10,000,000 | 5,000,000 |
Trong hợp đồng bảo hiểm xe ô tô thường áp dụng mức khấu trừ là 500.000 đồng/vụ tổn thất (đối với xe không kinh doanh); áp dụng mức khấu trừ 1.000.000 đồng/vụ tổn thất (đối với xe kinh doanh). Hiên nay đa số các doanh nghiệp bảo hiểm thường tư vấn cho khách hàng nên bỏ thêm 1 ít chi phí bảo hiểm vật chất xe ô tô để không phải chịu mức khấu trừ này vì tâm lý khách hàng đã mua bảo hiểm rồi mà phải chịu chi trả chung với công ty bảo hiểm cho đơn vị sử chữa 500.000 đồng hay 1.000.000 đồng thì không vui!
Ví dụ sử dụng mức khấutrừ trong bảo hiểm tài sản: Công ty TNHH Osung Vina chuyên may hàng thời trang xuất khẩu tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với tổng giá trị tài sản tham gia bảo hiểm là 21.000.000.000 đồng (gồm nhà xưởng, tran thiết bị đi kèm; máy may các loại; hàng hóa). Trong hợp đồng ký kết, có Mức khấu trừ là 10% tổn thất, tối thiểu 20.000.000 đồng/một vụ tổn thất.
Kết quả tính toán giá trị tổn thất của công ty giám định độc lập, tổng giá trị thiệt hại sau tổn thất là 15.000.000.000 đồng.
10% tổn thất = 1.500.000.000 đồng
Tài sản bị tổn thất có thể thu hồi bán đấu giá phế phẩm được: 300.000.000 đồng.
Vậy số tiền bồi thường được tính như sau:
15.000.000.000 – (1.500.000.000 + 300.000.000) = 13.300.000.000 đồng.
2. Ý nghĩa của mức khấu trừ bảo hiểm
Mức khấu trừ bảo hiểm có 2 ý nghĩa thực tiễn, gồm:
- Giảm chi phí mà bên mua bảo hiểm phải chịu
- Giảm thiểu những hồ sơ khiếu nại bảo hiểm (do các tổn thất nhỏ, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của bên mua bảo hiểm)
3. Mức khấu trừ bảo hiểm có lợi ích gì?
Giảm chi phí bảo hiểm
Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm hiện nay đều có quy định về mức khấu trừ bảo hiểm. Nếu mức khấu trừ càng cao thì mức phí bảo hiểm bạn phải đóng càng thấp. Điều này sẽ giúp bạn giảm đi một phần chi phí khi tham gia bảo hiểm.
Giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra khi lái xe
Khi tham gia giao thông, bạn sẽ không đoán trước được những rủi ro xảy ra. Thế nên, mua bảo hiểm được xem là giải pháp giúp bạn an tâm hơn. Và hơn hết, nếu xảy ra tổn thất gì, bạn cũng có thể hỗ trợ được một phần phí do công ty bảo hiểm chi trả, tùy thuộc vào mức khấu trừ quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
4. 2 hình thức khấu trừ bảo hiểm
Hiện nay, có 2 hình thức khấu trừ bảo hiểm cơ bản: miễn thường có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ. Miễn thường ở đây là cách gọi ngắn gọn của “miễn mức bồi thường”.
- Miễn thường có khấu trừ: Hình thức này khi xảy ra tổn thất nếu chi phí nhỏ hơn hoặc bằng mức miễn thường thì sẽ do bên mua bảo hiểm chi trả. Nếu chi phí lớn hơn mức miễn thường thì sẽ do công ty bảo hiểm chi trả sau khi trừ đi mức miễn thường.
- Miễn thường không khấu trừ: Tương tự như miễn thường có khấu trừ, riêng phần phí tổn thất cao hơn mức miễn thường thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ, không trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm.
Trên đây là một số thông tin về mức khấu trừ bảo hiểm tài sản. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận