Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi kiến thức liên quan đến chất thải nguy hại.
1. Mực in có phải là chất thải nguy hại không?
Đầu tiên phải kể đến các loại mực dùng trong in ấn. Các loại mực chết hoặc mực dư trong quá trình in ấn sẽ bị thải bỏ theo nguồn nước thải. Tuy nhiên, trong mực in lại chứa nhiều kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, khi đi vào nước thải nhưng không được xử lí đúng cách sẽ gây những tác hại khôn lường đến sức khoẻ.
Các chất thải dạng lỏng: chất tẩy rửa, hoá chất rửa phim, các loại dầu từ máy móc, nước thải từ việc tẩy rửa thiết bị máy móc cũng là những nguồn thải chứa nhiều chất nguy hại trong quá trình in ấn.
Trong quá trình in, ngành công nghiệp này còn thải ra các khí của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như: Benzen, Toluen, Xylen, Vinylclorua …v.v và Fomaldehyt. Những chất thải này mang độc tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người lẫn sinh vật.
Các chất thải nguy hại từ ngành in ấn mang đến nhiều nguy cơ gây bệnh cho người và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu không được xử lí đúng quy trình.
2. Đối với hình thức tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh là bệnh viện và cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế:
1. Khu vực lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn; có hệ thống thu gom nước thải;
2. Trong khu lưu giữ phải phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số chất thải nguy hại (CTNH) (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư với kích thước phù hợp, dễ nhận biết. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
3. Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.
4. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.
5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.
6. Có vòi nước, dung dịch vệ sinh, khử khuẩn.
3. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại.
- Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
- Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường.
- Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
4. Đối với các cơ sở y tế khác:
1. Vị trí lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có thùng, dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng có nắp đậy kín cho từng loại chất thải phát sinh hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số CTNH (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư với kích thước phù hợp, dễ nhận biết.
2. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.
Nội dung bài viết:
Bình luận