Căn cước công dân (CCCD) là loại giấy tờ quan trọng, được sử dụng trong nhiều giao dịch hành chính, dân sự. Kể từ ngày 1/1/2024, CCCD sẽ thay thế hoàn toàn CMND trong các giao dịch hành chính. Do vậy, việc đổi thẻ CCCD là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết 03 mốc tuổi bắt buộc đổi thẻ CCCD theo quy định pháp luật.
![03 mốc tuổi bắt buộc đổi thẻ CCCD theo quy định pháp luật](https://cdn.accgroup.vn/uploads/2024/03/03-moc-tuoi-bat-buoc-doi-the-cccd-theo-quy-dinh-phap-luat.png)
03 mốc tuổi bắt buộc đổi thẻ CCCD theo quy định pháp luật
1. Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 thì căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân theo quy định của luật này. Hiểu một cách đơn giản hơn thì căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó thì phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân. Thẻ căn cước công dân thì bao gồm các nội dung như sau:
- Thứ nhất là mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Thứ hai là mặt sau của thẻ căn cước công dân thì có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ( đặc điểm nhận dạng của công dân) ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Độ tuổi bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân
Căn cứ theo điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 thì có quy định như sau về độ tuổi bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân.
- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
- Ngoài ra thì trong trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định nêu ở trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo .
Ví dụ: năm 25 tuổi bạn đã đến hạn phải đổi căn cước công dân nhưng năm 24 tuổi bạn làm mất căn cước công dân nên phải đi làm thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân mới thì đến năm 25 tuổi bạn sẽ không phải đổi căn cước công dân mới nữa.
Như vậy thì theo quy định của pháp luật có 03 mốc phải thực hiện đổi căn cước công dân đó là khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
3. Sử dụng căn cước công dân hết hạn có bị xử phạt không?
Căn cứ theo điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân theo đó thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Thứ nhất là không xuất trình gấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền - Thứ hai là không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân
- Thứ ba là không nộp lại giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại giấy chứng minh nhân dân; chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo đó nếu công dân sử dụng thẻ căn cước công dân hết hạn thì sẽ được xác định là không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân theo đó thì công dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm đó như thế nào.
4. Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân
Để tiến hành đổi thẻ căn cước công dân thì các bạn tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên thì công dân sẽ tiến hành điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân tại đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an cấp huyện/tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện /tờ khai điện tử trên cổng dịch vụ cổng
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra và đối chiếu thông tin trong tờ khai
Theo đó thì nếu thông tin công dân có sự thay đổi mà chưa được tiến hành cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai căn cước
Bước 3: Công dân nộp lại thẻ căn cước công dân đã hết hạn
Bước 4: Tiến hành thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay. Trong trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. Chụp ảnh
Bước 5: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn và hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục
Bước 6: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Đổi thẻ căn cước công dân khi hết hạn thì không mất phí.
5. Lệ phí làm thẻ căn cước công dân.
Quy định vào mức thu lệ phí cấp thẻ căn cước công dân thì được quy định dựa theo điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC và Thông tư 120/2021/TT-BTC
Như chúng ta đã biết thì vào đợt ảnh hưởng của dịch covid 19 thì kinh tế khó khăn hơn. Cũng do vì nền kinh tế khó khăn mà kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2022 thì người dân sẽ được giảm 50% mức thu lệ phí cấp căn cước công dân theo quy định
Mức lệ phí từ ngày 01/01/2022 đến 30/06/2022 - Chuyển từ chứng minh nhân dân 09 số , chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân là 15.000 đồng/thẻ
- Mức lệ phí là 25 nghìn đồng/ thẻ: Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính, quê quán, sai sót về thông tin trên thẻ, khi công dân có yêu cầu
- Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam phí là 35.000 đồng/thẻ
Lệ phí từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 đến nay được quy định như sau:
- Chuyển từ chứng minh nhân dân 09 số, chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân phí là 30.000 đồng/thẻ
- Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ
- Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ căn cước công dân, được trả lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng/thẻ.
Đổi thẻ căn cước công dân là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi mà bạn đã đến độ tuổi để đổi thể căn cước theo quy định của pháp luật, thông qua việc đổi thẻ thì có thể cập nhật những thông tin mới, đặc điểm nhận dạng mới hoặc những thay đổi khác giúp cho việc quản lý và xuất trình giấy tờ trở nên dễ dàng hơn, cũng tránh được tình trạng là người dân sử dụng những thẻ căn cước đã lâu, thẻ căn cước mờ và không rõ số và thông tin cá nhân, gây khó khăn cho việc kiểm tra và xuất trình giấy khi cần thiết đối với các cơ quan có thẩm quyền và trong công việc.
6. Những câu hỏi thường gặp:
6.1 Tôi có thể đổi thẻ CCCD sớm hơn các mốc tuổi quy định hay không?
Có, bạn có thể đổi thẻ CCCD sớm hơn các mốc tuổi quy định nếu có nhu cầu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:
"Công dân có thể đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này."
Điều này có nghĩa là bạn có thể đổi thẻ CCCD bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải đợi đến các mốc tuổi 25, 40 hoặc 60 tuổi.
6.2 Tôi có thể đổi thẻ CCCD tại nơi làm việc hay không?
Có, bạn có thể đổi thẻ CCCD tại nơi làm việc nếu cơ quan, tổ chức nơi bạn làm việc có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
"Công dân có thể đề nghị đổi, cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan, tổ chức nơi làm việc nếu cơ quan, tổ chức đó có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an."
6.3 Lý do cần đổi thẻ CCCD tại các mốc tuổi này là gì?
- Hình ảnh và thông tin cá nhân của công dân có thể thay đổi theo thời gian.
- Cần cập nhật thông tin mới để đảm bảo tính chính xác và an toàn cho việc sử dụng CCCD.
- Thẻ CCCD cũ có thể bị mòn, hư hỏng hoặc bị mất.
Nội dung bài viết:
Bình luận