Có thể nói mở quán bún đậu mắm tôm hiện nay sẽ thu lại lợi nhuận vô cùng cao. Tại sao lại nói như vậy? Theo quan sát cho thấy số lượng người thích bún đậu mắm tôm ngày càng nhiều và đang tăng lên, đặc biệt ở nhóm đối tượng khách hàng là giới trẻ. Nhận thấy lợi nhuận mà kinh doanh bún đậu mắm tôm mang lại, bạn cũng muốn mở quán bún đậu mắm tôm? Bài viết của Công ty Luật ACC dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm, mời các bạn cùng theo dõi!
Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm
1. Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm - lên kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng khi kinh doanh mở quán bún đậu mắm tôm. Việc lập ra một kế hoạch kinh doanh đóng vai trò trong việc giúp quá trình mở cửa hàng không bị xáo trộn hay vướng mắc những vấn đề khác phát sinh bởi phòng ngừa rủi ro và có sự chuẩn bị kỹ càng
Việc lập một kế hoạch đơn giản cần phải bao gồm những nội dung như: chỉ rõ danh sách các mặt hàng kinh doanh muốn kinh doanh, nguồn hàng kinh doanh, chi phí, kinh phí dự trù,…
2. Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm - lựa chọn địa điểm
Việc chuẩn bị địa điểm kinh doanh cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng khá lớn đến công việc kinh doanh. Nếu đã có mặt bằng sẵn thì chỉ cần lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Nếu chưa có sẵn mặt bằng thì cần phải tiến hành chọn và thuê địa điểm làm cửa hàng. Nên chọn khu vực trung tâm, có mặt tiền, đông người qua lại sẽ đảm bảo được việc kinh doanh của cửa hàng thuận lợi hơn.
3. Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm - vốn cần chi
Bạn cần ghi rõ số vốn bạn dự định bỏ ra khi mở quán bún đậu mắm tôm. Bởi vì pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn tối đa hay tối thiểu cần có nên bạn chỉ cần kê khai số vốn tùy vào khả năng của bạn.
4. Mở quán bún đậu mắm tôm - vấn đề pháp lý
4.1. Xác định loại hình kinh doanh
Pháp luật Việt Nam quy định khá nhiều loại hình doanh nghiệp. Do đó, phải đánh giá, xem xét và cân nhắc xem loại hình doanh nghiệp nào thực sự phù hợp với điều kiện của công ty mình và đưa ra chọn lựa phù hợp nhất. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
4.2. Hồ sơ đăng ký mở quán bún đậu mắm tôm đối với hộ kinh doanh
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng bán chè. Nội dung giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
- Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
- Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
4.3. Thủ tục khi đăng ký mở quán bún đậu mắm tôm
- Hồ sơ nộp lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân trực thuộc Huyện/ Quận nơi mà bạn đặt địa chỉ cửa hàng.
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bạn cũng sẽ được thông báo lý do trong vòng 5 ngày.
Như vậy, trên đây Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã chia sẻ một số thông tin cũng như kinh nghiệm về mở quán bún đậu mắm tôm. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về kinh nghiệm về mở quán bún đậu mắm tôm hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận