Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm. Vậy Miễn nhiệm tiếng Anh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
1. Miễn nhiệm tiếng Anh là gì?
Miễn nhiệm là hình thức khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm, theo căn cứ tại khoản 6, điều 7, luật cán bộ, công chức 2008.
Miễn nhiệm là cụm từ được quy định trong văn bản pháp luật và hiểu theo hiểu tiếng Việt. Xét về mặt ngôn ngữ theo từ điển Việt – Anh miễn nhiệm được dịch sang tiếng Anh là “Dismissed” là động từ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực cán bộ, công chức (cho thôi giữ một chức vụ nào đó trong cơ quan nhà nước).
2. Các trường hợp miễn nhiệm hiện nay?
Căn cứ vào khoản 3, điều 29 luật cán bộ công chức 2008 thì cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ 2 năm liên tiếp không hoàn thành thì bị miễn nhiệm, theo đó thì sẽ có các trường hợp miễn nhiệm như sau, cụ thể là:
– Trường hợp miễn nhiệm do cán bộ, công chức theo quy định tại điều 30, luật cán bộ, công chức)
+ Cá nhân không đủ sức khỏe
+ Cá nhân đó không đủ năng lực và uy tín để đảm nhiệm chức vụ vị trí hiện tại
+ Theo yêu cầu của nhiệm vụ
+ Hoặc vì lý do khác (hoàn cảnh gia đình, môi trường làm việc không phù hợp,…)
– Trường hợp miễn nhiệm đối với công chức ( quy định tại khoản 1, điều 66 nghị định 138/2020/NĐ-CP) thì các trường hợp miễn nhiệm bao gồm:
+ Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
+ Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
– Lưu ý:
+ Công chức lãnh đạo, quản lý nếu miễn nhiệm nhưng chưa được đồng ý từ cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn hiện tại
+ Công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn sau khi miễn nhiệm
+ Các trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền về việc xem xét và quyết định miễn nhiệm là công chức lãnh đạo, quản lý sẽ thực hiện đúng theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
– Sau khi công chức miễn nhiệm thì chế độ và chính sách đối với công chức miễn nhiệm sẽ được giải quyết như sau: (điều 68, nghị định 138/2020/NĐ-CP)
” 1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.”
3. Phân biệt giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm
Tiêu chí | Bãi nhiệm | Miễn nhiệm |
Căn cứ | – khoản 7 điều 7, điều 30, điều 54 của luật cán bộ công chức 2008 | Khoản 6, điều 7, điều 78 luật cán bộ công chức 2008
|
Khái niệm | – Bãi nhiệm là trường hợp cán bộ công chức bị buộc thôi giữ chức vụ vì vi phạm pháp luật, về đạo đức phẩm chất. Việc này tác động gây ra việc cán bộ, công chức không xứng đáng để tiếp tục giữ chức vụ đã được cơ quan nhà nước giao cho,hình thức bị thôi giữ chức vụ là do bầu cử mặc dù chủ thể chưa bị hết nhiệm kỳ | – Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm.
|
Mức độ | Nặng | Nhẹ |
Lý do | – Cá nhân vi phạm pháp luật
– Cá nhân vi phạm về đạo đức, phẩm chất – Chức vụ chủ thể được cơ quan nhà nước giao không còn xứng đáng đảm nhiệm.
|
– Nhiệm vụ được giao không hoàn thành.
– Sức khỏe của cá nhân không đủ hoặc do lý do khác để phục vụ đảm nhiệm vị trí hiện tại -Thiếu trách nhiệm trong công việc |
Hình thức | – Thẩm quyền thực hiện bãi nhiệm là cử tri, cơ quan ( tổng số phiếu tán thành ít nhất là 2/3 trở lên thì được bãi nhiệm) | – Người đang giữ chức vụ yêu cầu, đề nghị cấp trên xin miễn nhiệm
– Người đang giữ chức vụ bị nhận quyết định miễn nhiệm từ phía cấp trên vì lý do: nhiệm vụ không hoàn thành, thiếu trách nhiệm |
Bản chất | – Bị xử lý kỷ luật | – Cho thôi việc, ngừng giữ chức vụ đang làm việc. |
Hệ quả | – Không được làm việc hoặc giữ bất kỳ chức vụ nào trong cơ quan nhà nước | – Không được làm việc ở cơ quan nhà nước
– Có thể làm việc ở vị trí, chức vụ khác tại cơ quan nhà nước. |
Trên đây là các thông tin về Miễn nhiệm tiếng Anh là gì? - Công ty Luật ACC mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận