Trường hợp Kiểm sát viên bị miễn nhiệm theo quy định pháp luật

Kiểm sát viên là một trong những nghề nghiệp được nhiều bạn sinh viên ngành Luật hướng tới. Vậy Trường hợp Kiểm sát viên bị miễn nhiệm theo quy định pháp luật là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Điều kiện để cử nhân luật trở thành Kiểm sát viên

Trường hợp Kiểm sát viên bị miễn nhiệm theo quy định pháp luật

1. Kiểm sát viên là ai?

Theo Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong đó, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự

Ngoài ra còn kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

(Theo khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

Về thời hạn bổ nhiệm, Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm. (Theo Điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

2. Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên

Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Các ngạch của Kiểm sát viên

Theo khoản 1 Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, các ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm sát viên cao cấp;

- Kiểm sát viên trung cấp;

- Kiểm sát viên sơ cấp.

Cụ thể ở các cấp Viện kiểm sát, việc bố trí các ngạch của Kiểm sát viên được quy định như sau:

- Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên

- Ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp

- Các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

4. Trường hợp nào Kiểm sát viên sẽ bị miễn nhiệm?

Căn cứ theo Điều 88 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì khi thuộc một trong những trường hợp sau đây Kiểm sát viên sẽ bị miễn nhiệm:

- Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.

- Kiểm sát viên có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, theo Điều 89 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về việc cách chức Kiểm sát viên như sau:

Cách chức Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

b) Vi phạm quy định tại Điều 84 của Luật này;

c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Như vậy, từ những quy định nêu trên, có thể thấy Kiểm sát viên chỉ bị miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành hoặc vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hay vì lý do khác mà xét thấy Kiểm sát viên không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối với trường hợp Kiểm sát viên có hành vi vi phạm trong khi thực hành quyền công tố thì sẽ có những chế tài riêng để xử lý. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Kiểm sát viên có thể bị cách chức khi thực hiện hành vi vi phạm này.

Trên đây là các thông tin về Chiết khấu thương mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC Danh mục các loại mặt hàng tiêu dùng? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo