Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào?

Trong cuộc sống, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người bất đắc dĩ trở thành những người cha, người mẹ đơn thân. Tuy nhiên, để bảo đảm những quyền lợi cơ bản là quyền khai sinh của con thì những người cha, người mẹ đơn thân có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Vậy pháp luật quy định về việc Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật ACC đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào?

Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào?

1. Giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, nội dung đăng ký khai sinh gồm:

  • Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”

Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội.

Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết.

2. Mẹ đơn thân là gì?

Mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội chưa có định nghĩa pháp lý.  Mẹ đơn thân hay còn được gọi với cái tên khác đó là “Single mom”, cụm từ này nhằm chỉ những người mẹ một mình nuôi con. Đó có thể là những người phụ nữ đã ly dị chồng nhưng cũng có thể là những người phụ nữ chưa từng kết hôn. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, họ quyết định hoặc buộc phải trở thành mẹ đơn thân.

Xem thêm bài biết: Đơn thân là gì?

3. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Thêm vào đó, Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh cho con:

“1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.”

Như vậy, cha, mẹ, ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em đi đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con

4. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân

- Nơi đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Điều 13, Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau: Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Căn cứ các quy định trên, mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đang cư trú.

- Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con

Điều 16, Luật Hộ tịch 2014 quy định hồ sơ khai sinh cho con bao gồm các giấy tờ sau:

- Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định

- Nộp giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh

- Đồng thời, người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con như thế nào? . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề pháp lý bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin phía dưới nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo